Các dấu hiệu ốm nghén xuất hiện nhiều hơn… thai nhi bắt đầu phát triển rõ rệt và đây cũng là lúc mà mẹ có thể cảm nhận thấy rõ ràng sự tồn tại của con trong cơ thể mình, cơ thể mẹ cũng bắt có những thay đổi ban đầu khi bước sang tháng thứ 2. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những thay đổi khi mang thai tuần thứ 5 là gì nhé!
Sự phát triển của thai nhi
Về hình thái
Về cơ bản các bộ phận của bé đang dần hình thành và rõ rệt hơn nhưng chưa thực sự hoàn thiện khi mang thai tuần thứ 5:
- Các đường nét khuôn mặt và khung xương của em bé bắt đầu hình thành và phát triển. Bố mẹ đã có thể nhìn thấy dáng mũi của em bé, trong niềm hạnh phúc dâng trào và bàn luận xem đó là mũi của ai. Thật là kì diệu và tuyệt vời!
- Phần đầu phía sau của bé phát triển nhanh hơn phần đầu phía trước khi thai nhi ở tuần thứ 5.
- Ở tuần này, tay, chân, miệng và lưỡi của bé cũng phát triển nhanh và rõ ràng hơn.
- Tuy nhiên, ở giai đoạn này bố mẹ chưa thế biết được giới tính của bé mặc dù tuyến sinh dục của bé đã bắt đầu được hình thành.
- Ở tuần thứ 5, mẹ bầu sẽ liên tục cảm thấy đói vì trong 10 phút có đến khoáng 100 tế bào mới được hình thành, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Chính vì vậy, mà mẹ bầu cần nạp nhiều năng lượng để bé phát triển tốt hơn.
- Thận bé cũng có sự phát triển rõ rệt, mặc dù nằm đúng vị trí nhưng chúng chưa thực hiện nhiệm vụ chính là lọc máu được. Nhưng trong 8 tháng tiếp theo, thận sẽ đóng góp một lượng chất lỏng vào thành phần nước ối bao quanh thai nhi, đồng thời chúng sẽ hoạt động thải nước tiểu.
- Với 100-160 nhịp/ phút, tìm thai nhi đã bắt đầu đập đồng thời trong cơ thể bé máu đã bắt đầu lưu thông.
Mẹ có thể hình dung rõ ràng sự phát triển của thai nhi thông qua sự thay đổi theo từng ngày:
- Ngày thứ 29: Khi máu huyết lưu thông, nhịp tim của bé đã ổn định hơn.
- Ngày thứ 30: Cùng với sự phát triển nhanh chóng, não bộ đã tự động phân chia thành những phần riêng biệt.
- Ngày thứ 31: Hai quả thận của bé đã nằm đúng vị trí chờ đợi ngày hoạt động.
- Ngày thứ 32: Tay chân bé phát triển nhanh chóng, bố mẹ đã có thể định hình được tay chân của bé.
- Ngày thứ 33: Các bộ phận khác trên khuôn mặt bé như mắt, mũi, miệng đã hình thành rõ ràng.
- Ngày thứ 34: Bố mẹ vẫn chưa thể nhận ra giới tính của thai nhi mặc dù các tuyến sinh dục đã hình thành.
- Ngày thứ 35: 0.6cm – là kích thước của em bé lúc này.
Về nhận biết
Em bé vẫn chưa nhận thức được về thế giới xung quanh mặc dù não bộ đang dần hình thành và hoàn thiện.
Dinh dưỡng bà bầu khi mang thai tuần thứ 5
Những thực phẩm nên ăn
- Mẹ ăn nên ăn các thực phẩm có chứa: chất béo, đạm, sắt, canxi và đặc biệt là axit folic để duy trì chế độ dinh dưỡng.
- Các thực phẩm bổ sung thêm như DHA (có trong cá, sữa và các loại hạt,…); omega-3 (cá hồi, trứng, đậu hũ, bắp cải,…) các mẹ cũng nên lưu ý để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho bé.
- Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa chất xơ.
- Bên cạnh đó, uống đủ nước là điều không thể thiếu.
- Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể ăn nhiều gừng hơn ví dụ như bánh quy gừng, kẹo gừng…. để hạn chế hiện tượng ốm nghén.
Những thực phẩm không nên ăn
- Đồ uống có chứa cồn, cafe,…thật sự có hại cho mẹ và bé.
- Những đồ ăn nhiều muối cũng không tốt , thức ăn nên hạn chế vị mặn.
- Ăn quá nhiều đường cũng không phải là sự lựa chọn hoàn hảo.
Sự thay đổi của mẹ
Về thể chất
Hình thái
- Bà bầu có thể tăng, giảm cân ở những tháng đầu hay cũng có thể mẹ sẽ có cảm giác ảo khi bụng căng to và “dày” mặc dù tử cung được nâng lên khỏi xương chậu từ tuần thứ 12. Mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tăng cân hay giảm cân sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Sức khoẻ
- Ốm nghén là triệu chứng không thể tránh khỏi, ở tuần này mẹ có thể tiếp tục gặp vấn đề này và thậm chí còn nặng hơn
- Cảm giác nóng bức do lượng máu và hormone có trong cơ thể gia tăng khiến mẹ bầu khó chịu.
- Hormone progesterone sản sinh mạnh mẽ (có nhiệm vụ làm thư giãn các cơ) và nó tác động lên ruột già khiến nó hoạt động chậm lại làm hiện tượng táo bón thai kỳ có thể xuất hiện.
- Một vài triệu chứng có thể làm mẹ lo lắng như: cơ thể bà bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi và dù ngủ nhiều hoặc nghỉ ngơi cũng không bớt mệt,…có thể sẽ chấm dứt vào tháng sau.
- Một hiện tượng phổ biến có thể xảy ra với mẹ bầu: Mẹ sẽ có cảm giác phải liên tục nuốt nước miếng. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng và phần lưỡi.
Sắc đẹp
- Khi mang thai tuần thư 5, cơ thể thay đổi nhanh chóng, các hormone sẽ khiến mẹ bị nổi nhiều mụn giống như hiện tượng mụn tuổi dậy thì.
- Cơ thể bầu có thể nặng nề hơn khi một số mẹ sẽ có hiện tượng tăng cân ngay từ những tháng đầu.
Về tinh thần
- Mẹ cũng dễ cáu gắt hơn vì hormone trong cơ thể đã thay đổi nhanh chóng.
- Cảm giác lo lắng là không thể tránh khỏi khi mẹ nghĩ về việc làm mẹ hay nuôi em bé như thế nào để bé có thể khoẻ mạnh và phát triển tốt đến khi trưởng thành.
- Việc mang thai cũng có thể là vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị đối với một số mẹ.
Y học ngày càng phát triển, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ đã có thể tiếp cận với phương pháp chăm sóc bầu để mẹ bầu có 9 tháng khỏe mạnh và em bé phát triển tốt từ trong bụng mẹ. Gói dịch vụ chăm sóc bầu cũng như tham gia các lớp học tiền sản để chuẩn bị những kiến thức làm mẹ, sẵn sàng cho chặng đường dài sau này cũng có thể là những lựa chọn tối ưu cho mẹ.
Kiểm tra sức khỏe
Siêu âm/ khám thai
Khi mang thai tuần thứ 5, Theo lịch khám thai đầy đủ của bà bầu mẹ sẽ được kiểm tra:
- Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
- Khám thai và kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống hoặc tiêm thuốc nội tiết (nếu cần)
Tiêm phòng
Mẹ không cần thực hiện mũi tiêm nào khác nếu như đã đáp ứng đầy đủ các mũi tiêm ở trước thai kỳ trong tuần thứ 5 này. Nắm rõ lịch tiêm phòng đầy đủ của bà bầu là điều cần thiết đối với mẹ.
Chuẩn bị trước khi sinh em bé
Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là mẹ nên chuẩn bị sức khoẻ thật tốt để sẵn sàng vượt cạn cũng như tận hưởng cảm giác làm mẹ hạnh phúc để có trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời.
Những kiến thức về chăm sóc bầu, chăm sóc thai nhi như: Chế độ dinh dưỡng thai kỳ, lịch khám thai và siêu âm, massage bầu,…cũng là hành trang quý báu giúp mẹ sẵn sàng bước vào thời kỳ vượt cạn.
Ngày nay, dịch vụ chăm sóc bầu và sau sinh đang trở thành xu hướng bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Viện Chăm sóc Mẹ Bé Hoàng Gia – nơi có những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc bầu và chăm sóc sau sinh sẽ luôn đồng hành và giúp mẹ có một thai kỳ trọn vẹn với sức khỏe tốt và thai nhi phát triển toàn diện. Đây xứng đáng là điểm đến chăm sóc dịch vụ được các mẹ ưu tiên hàng đầu trong suốt thời gian sinh nở.
Nếu mẹ muốn có nhiều kiến thức về 9 tháng 10 ngày mang thai cũng như cách chăm sóc bầu khoa học thì hãy để lại thông tin tại form dưới đây, các chuyên gia sẽ nhanh chóng giải đáp giúp mẹ.