Mỗi ngày thai nhi lại lớn thêm một chút và cơ thể mẹ lại thay đổi nhiều hơn. Thử xem khi mang thai tuần thứ 3 sẽ có sự thay đổi như thế nào ở thai nhi và mẹ bầu nhé.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3
Về hình thái
Bắt đầu từ tuần thứ 3 cho đến tuần thứ 10 của thai kỳ, mẹ sẽ có thể nhận thấy rõ sự thay đổi của thai nhi. Đó là bởi trong khoảng thời gian này, các cơ quan trong cơ thể trẻ bắt đầu có sự phát triển và đi vào hoạt động theo đúng chức năng.
Bước vào tuần thứ 3 của thai kỳ, phôi thai sẽ được hình thành và phân chia thành 2 phần: nội bì và ngoại bì.
Trong gia đoạn từ tuần thứ 3 cho đến tuần thứ 10 khi mang thai, mẹ sẽ nhận thấy rõ sự thay đổi của thai nhi bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ bắt đầu có sự phát triển và đi vào hoạt động theo đúng chức năng.
- Ngày thứ 16: Hình dáng thai nhi dần được hình thành nhưng còn rất nhỏ.
- Ngày thứ 15: Những cơ quan như não, dây thần kinh, tủy bắt đầu hình thành. Đây là mốc đánh dấu đầu tiên cho quá trình các tế bào bắt đầu phân chia thành cơ quan của bé.
- Ngày thứ 17: Hình thành hệ tiêu hoá, bài tiết.
- Ngày thứ 18: Những cơ quan tiếp theo được hình thành: tim, cơ và khung xương, mạch máu.
- Ngày thứ 19: Thai nhi đã có hình dáng hoàn chỉnh của một em bé nhưng ở trạng thái rất nhỏ.
Kích thước của thai nhi tuần 3
- Ngày thứ 20: Não bộ và hệ thần kinh của bé đang dần được hoàn thiện, đồng thời ống thần kinh cũng được hình thành trong thời gian này.
- Ngày thứ 21: Tim thai của trẻ đang hoàn thiện hẳn và sẽ bắt đầu đập sau vài tuần.
Về nhận biết
Vào thời điểm này, các cơ quan trong cơ thể và não bộ thai nhi mới bắt đầu hình thành và vẫn đang còn trong giai đoạn sơ khai nên chưa thể nhận biết được môi trường xung quanh.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng tuần thứ 3 cho bà bầu
- Axit folic: Đây là dưỡng chất cực kỳ tốt và cần thiết cho sự phát triển não bộ và tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ. Axit folic có thể được bổ sung nhờ vào các thực phẩm như: cam, sữa và chế phẩm từ sữa, rau bina, măng tây, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, khoai tây, đậu tương, ngũ cốc thô, quả bơ,… Theo các chuyên gia thì lượng axit folic mẹ nên bổ sung mỗi ngày là khoảng 600 microgram.
Xây dựng thực đơn theo từng tuần/ tháng cho bà bầu
- Chế độ ăn cân bằng lượng đạm và canxi.
- Đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho bà bầu.
Sự thay đổi của mẹ ở tuần thai thứ 3
Về thể chất
- Hình thái: Ở tuần thứ 3 này nếu chỉ nhìn vào bụng thì sẽ thấy bạn không có dấu hiệu gì là đang mang thai bởi lúc này em bé còn rất nhỏ.
- Sức khỏe: Về cơ bản, sự thay đổi của mẹ tuần thứ 3 có dấu hiệu tương tự với mang thai tuần thứ 2 nhưng rõ rệt hơn và các triệu chứng thai nghén cũng xuất hiện nhiều hơn. Nếu sử dụng que thử thai trong thời gian này thì sẽ cho ra kết quả chính xác hơn đó. Tuy nhiên mỗi mẹ sẽ có những trải nghiệm thai nghén khác nhau nên đừng quá lo lắng mẹ nhé.
- Nôn ói: Cảm giác này thường xuất hiện vào buổi sáng thức dậy hoặc trước – sau khi ăn.
- Nhạy cảm với các loại mùi: Có rất nhiều trường hợp các mẹ trở nên nhạy cảm với một số mùi đặc biệt: mùi thức ăn, nước hoa, khói xe, mùi cơ thể,.. và cảm thấy khó chịu, buồn nôn.
- Cảm giác choáng váng, đầu óc quay cuồng dù không làm việc nặng. Tình trạng này cũng có thể trở nặng hơn khi lượng đường trong máu hạ thấp hoặc không được bổ sung năng lượng đầy đủ.
- Căng và trướng bụng: Do lượng máu đến tử cung gia tăng và vùng chậu bị cương lên nên sẽ có những biểu hiện gần giống như trong kỳ kinh nguyệt.
- Ngực bị đau và căng tức.
- Dần hoàn thiện nhau thai và túi ối để bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Hoạt động này diễn ra trong tử cung và gây cảm giác căng tức bụng.
- Sắc đẹp: Lúc này, do nội tiết tố trong cơ thể có những thay đổi nên cơ thể mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện những phản ứng sớm. Tình trạng mụn, làn da không còn mịn và căng sáng là một trong những biểu hiện thường thấy ở các mẹ. Điều cần làm lúc này là chú ý chăm sóc bầu để giữ được sắc đẹp và sức khỏe ngay trong thời gian mang thai.
Về tinh thần
- Có thể nói khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai là thời kỳ nhạy cảm nhất của phụ nữ, chính vì vậy bà bầu rất dễ xúc động và mau nước mắt. Tâm lý của bà bầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài.
- Đây cũng là thời điểm mẹ bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ và lo lắng về chuỗi ngày mang thai tiếp theo: trải nghiệm mới, cách chăm sóc thai nhi, quan hệ vợ chồng, hay kể cả việc có nên thông báo tin mang thai cho mọi người xung quanh hay không.
Tâm lý của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi, bởi vậy mà các chuyên gia khuyên nên hạn chế suy nghĩ trong thời gian này và tập trung chăm sóc bầu một cách tốt nhất. Viện Chăm sóc Mẹ Bé Hoàng Gia gợi ý cho mẹ dịch vụ chăm sóc bầu Nhật Bản Hoàng Gia với liệu pháp massage dưỡng sinh kết hợp các sản phẩm thiên nhiên được chế biến theo công thức của cung đình Huế sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh và giữ được tâm lý ổn định trong suốt thai kỳ, đồng thời hạn chế tối đa các triệu chứng ốm nghén.
Kiểm tra sức khỏe
Siêu âm/ Khám thai
Ở tuần thứ 3 mẹ chưa cần làm siêu âm hay xét nghiệm gì đặc biệt, nếu có thì chỉ cần siêu âm xem bạn đã chắc chắn mang thai hay chưa. Trong thời gian này, điều quan trọng nhất là cần phải nghỉ ngơi và dưỡng sức khỏe để sẵn sàng cho những ngày tháng tiếp theo.
Tiêm phòng
Cũng giống như khi mang thai ở tuần thứ 2, tuần thứ 3 mẹ không cần tiêm phòng mũi nào nữa nếu như đã tiêm trước kỳ mang thai.
Chuẩn bị trước khi sinh
Chế độ dinh dưỡng như thế nào để tốt cho thai nhi? Làm thế nào để mẹ bầu đẹp mà thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh? Làm thế nào để không bị stress thai kỳ? Đây là những câu hỏi mà mẹ cần phải trả lời trong giai đoạn này. Bởi tuần thứ 3 thai nhi vẫn còn quá nhỏ để làm công tác chuẩn bị trước khi sinh.
Các chuyên gia chăm sóc bà bầu và mẹ sau sinh cho rằng: Nếu bà bầu được chăm sóc chu đáo và cẩn thận ngay từ những tháng đầu của thai kỳ sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Điều này vừa hỗ trợ mẹ bầu trải qua thai kỳ một cách suôn sẻ vừa giúp em bé phát triển khoẻ mạnh. Bởi vậy Viện Chăm sóc Mẹ Bé Hoàng Gia muốn đưa dịch vụ Chăm sóc bầu Nhật Bản Hoàng Gia đến với hàng triệu mẹ bầu trên khắp cả nước để mẹ không còn phải lo lắng trong suốt thai kỳ.