Ở tuần thứ 1 thai nhi chưa có dấu hiệu gì đặc biệt. Tuy nhiên thai nhi trong bụng mẹ sẽ có sự theo từng ngày, vậy các mẹ có biết khi mang thai tuần thứ 2 thể trạng, sức khỏe, nhận biết, cảm xúc của mẹ và bé như thế nào không? Hãy cùng Chăm sóc mẹ và bé tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Sự phát triển của thai nhi
Về hình thái
Khi mang thai tuần thứ 2, sự phân chia tế bào sẽ diễn ra nhanh chóng và rõ rệt. Một phần sẽ hình thành nhau thai và đồng thời phân chia thành ba phần rõ rệt:
- Lớp ngoại bì (lớp bên ngoài) là phần sẽ hình thành nên da, tóc, mắt, hệ thống thần kinh, não bộ và cả men răng của trẻ.
- Lớp trung bì (lớp giữa) là phần hình thành nên xương sống, các mô, hệ thống mạch (máu), cơ và thận.
- Lớp nội bì (lớp bên trong) là phần hình thành cơ quan nội tạng ở trẻ.
Khi mang thai tuần thứ 2 của thai kỳ, thai nhi đã có sự sản sinh nội tiết tố HCG. Chúng có nhiệm vụ thông báo cho buồng trứng cần phải ngừng rụng trứng. Đồng thời tiếp tục quá trình sản xuất progesterone và estrogen giúp duy trì màng đệm tử cung với em bé.
Lúc này, túi ối bắt đầu được hình thành do nước ối tích tụ quanh phôi (đây là tấm đệm cho trẻ vào những tháng đầu trong bụng mẹ). Ở giai đoạn này, thai nhi đã thực hiện các hoạt động trao đổi chất với cơ thể người mẹ. Cụ thể như: trao đổi chất dinh dưỡng với oxy, sau đó đào thải chất thải thông qua hệ tuần hoàn (ở dạng “sơ khai” và được tạo bởi các mao mạch li ti có nhiệm vụ giữ nối thai nhi và các mạch máu nằm ở trên thành của tử cung). Lúc này, nhau thai sẽ tiếp tục quá trình phát triển và thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo.
Về nhận biết
Trong giai đoạn này, giữa thai nhi và mẹ đã có sự giao tiếp với nhau thông qua hoạt động trao đổi chất cũng như thông báo việc ngừng rụng trứng. Tuy nhiên, lúc này các cơ quan chức năng của thai nhi chưa được hoàn thiện. Vậy nên chưa có khả năng nhận biết với thế giới quan bên ngoài.
Dinh dưỡng
Chế độ ăn hợp lý trong thời gian mang thai là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Điều này vừa giúp mẹ đủ sức khỏe nuôi con, vừa không bị tăng cân mất kiểm soát. Vậy khi mang thai tuần thứ 2, mẹ bầu nên và không nên ăn những gì?
Dinh dưỡng tuần thứ 2 cho bà bầu
- Chất đạm: Bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm tốt cho bà bầu như thịt, cá, gia cầm.
- Protein và các dưỡng chất tốt có nhiều trong phomat, trứng, ngũ cốc, gạo đỏ, đậu lăng,…
- Axit folic, vitamin B11:
Trong đó:
- Axit folic đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Bởi nó rất cần thiết trong việc phát triển não bộ cũng như các dây thần kinh của thai nhi. Đồng thời axit folic còn có khả năng ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Vitamin B11 có tác dụng ngăn ngừa những dị hình ở ống huyết cảm, hở hàm ếch, bệnh tim,… bẩm sinh ở trẻ. Vậy nên mẹ bầu nên uống khoảng 0.4 mg thuốc B11 mỗi ngày (hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống).
Bà bầu không nên ăn gì?
Không chỉ riêng thời gian mang thai tuần thứ 2 mà trong suốt thai kỳ bà bầu không nên ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều mỡ động vật, socola, khoai tây chiên, bánh nhân nho,…
Sự thay đổi của mẹ
Về thể chất
- Hình thái: Cũng tương tự như ở tuần thứ nhất, trong tuần thứ 2 mẹ sẽ cảm thấy bụng của mình nhỏ như bình thường và không thấy có gì giống như đang mang bầu.
- Sức khỏe: Mặc dù ở tuần thứ 2 các mẹ chưa biết mình đang mang thai. Tuy nhiên có những mẹ sẽ có dấu hiệu “máu báo” thông qua hiện tượng trứng vài niêm mạc tử cung và máu được tăng cường. Ngoài ra, trong giai đoạn này nếu để ý kỹ hơn mẹ sẽ thấy một số dấu hiệu thông báo mình đang mang thai như:
- Căng đau và tức ngực thường xuyên: Hiện tượng này tương tự như việc đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng sẽ có phần đau hơn bình thường.
- Tiểu tiện nhiều: Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường có cảm giác muốn tiểu tiện nhiều hơn so với bình thường.
- Chóng mặt và mệt đột ngột dù cho không làm việc quá sức: Do lúc này nội tiết tố progesterone trong cơ thể tăng đột ngột. Ngoài ra cơ thể cũng đang tập trung sức khỏe để nuôi dưỡng em bé.
- Sợ thức ăn: Lúc này sở thích ăn uống của mẹ cũng bỗng nhiên trở nên thay đổi. Thậm chí là cảm thấy sợ những món trước đây từng rất thích ăn.
- Nhạy cảm với các loại mùi: Do lúc này estrogen tăng cao nên nhiều bà bầu thường có xu hướng nhạy cảm với các loại mùi từ rất sớm.
- Buồn nôn, ói mửa: Thông thường phải đến tuần thứ 7 hoặc 8 thì cơn nghén mới bắt đầu xuất hiện. Nhưng có nhiều mẹ ngay từ những tuần đầu tiên đã được trải nghiệm điều này.
- Chảy máu hoặc rỉ máu: Đây là thời kì đáng lẽ phụ nữ phải có kinh, nhưng thay vào đó lượng máu sẽ nhỏ hơn hoặc rỉ máu hồng đỏ kèm theo hiện tượng đau tức bụng. Lúc này mẹ cần phải nhanh chóng đến bệnh viện vì rất có thể đây là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.
- Thân nhiệt cao hơn: Nếu như thân nhiệt phụ nữ cao hơn so với bình thường trong 18 ngày liên tiếp thì tức là đã có tin vui. Lúc này hãy dùng que thử thai để kiểm tra nhé.
- Sắc đẹp: Mặc dù lúc này nội tiết tố đã bắt đầu có sự thay đổi nhưng bà bầu vẫn chưa chịu ảnh hưởng quá nhiều và nhan sắc vấn không có sự thay đổi.
Về tinh thần
Khi mang bầu tuần 2 rất nhiều mẹ có biểu hiện về mặt tinh thần như:
- Chứng hồi hộp và lo âu do chờ đợi ngày kinh nguyệt.
- Dễ nổi nóng hơn, nhạy cảm và tâm trạng cũng trở nên thất thường hơn.
- Trong trường hợp bạn muốn có thai nhưng que thử lại cho kết quả âm tính thì chắc hẳn sẽ rất thất vọng. Ngược lại, nếu bạn vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch gì nhưng lại phát hiện mình đang mang thai thì rất dễ bị rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng trong một thời gian.
Trong những trường hợp này, đừng để tâm trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi. Hãy chia sẻ, tâm sự điều này với bạn thân, chồng và gia đình để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh cũng như giữ tâm lý được ổn định. Điều này sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Kiểm tra sức khỏe
Siêu âm/ khám thai
Trong tuần thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu chưa phải khám và siêu âm. Thay vào đó các mẹ hãy sử dụng que thử thai để chắc chắn một lần nữa rằng mình đang mang thai nhé.
Tiêm phòng
Nếu như đã tiêm đủ các mũi cần thiết trước sinh (viêm gan B, cảm cúm, thủy đậu, rubella,…) thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Còn với mẹ nào chưa tiêm thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sắp xếp lịch tiêm đầy đủ để bảo vệ cả mẹ và bé nhé.
Chuẩn bị trước khi sinh
Trong tháng đầu tiên mang thai, điều mẹ bầu cần làm đó chính là tìm hiểu kiến thức về chăm sóc bầu và chăm sóc sau sinh. Các mẹ có thể tham khảo các lớp học tiền sản để được trang bị hành trang đầy đủ nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau.
Bên cạnh đó, để có được sức khỏe và thể trạng tốt nhất trong giai đoạn mang thai thì các mẹ có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc bà bầu. Đây là xu hướng hiện đại đang được rất nhiều bà mẹ tin dùng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong chuyện mang thai và sinh nở cũng như muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ chăm sóc mẹ và bé thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng. Và đừng quên theo dõi Chăm sóc mẹ và bé mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào bạn nhé!