logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
chamsocmebe.vn - Chăm Sóc Da Và Tắm Cho Bé (4)

Chăm sóc da và tắm cho bé

Chăm sóc Mẹ Bé sẽ hướng dẫn mẹ và người thân cách chăm sóc da và các bước tắm cho trẻ phù hợp. Nếu có các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ như dầu, kem thì tốt, nếu không chỉ cần dùng nước ấm.

Thông điệp

chamsocmebe.vn - Chăm Sóc Da Và Tắm Cho Bé
chamsocmebe.vn – Chăm Sóc Da Và Tắm Cho Bé

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với da người lớn. Vì vậy, cách chăm sóc da và tắm cho trẻ đúng cách để không làm hại đến làn da của trẻ là hết sức quan trọng. Đây là những điều cần thiết giúp làm sạch những bụi bẩn bám trên da, bảo vệ da bé khỏi nhiễm khuẩn và giúp da thực hiện được các chức năng vô cùng quan trọng như giữ nước, điều hòa thân nhiệt. Hơn thế nữa, khi chăm sóc da cho trẻ, người mẹ có thể quan sát và phát hiện sớm các bất thường trên da trẻ nhỏ như nhiễm khuẩn da, mắt, rốn …để có thể xử lý kịp thời.

Chăm sóc da bé

chamsocmebe.vn - Chăm Sóc Da Và Tắm Cho Bé
chamsocmebe.vn – Chăm Sóc Da Và Tắm Cho Bé

Chúng ta cần bảo vệ sự toàn vẹn làn da của trẻ để tránh sự xâm nhập của những tác nhân gây hại. Nên cho trẻ nằm trong phòng ấm, cùng với mẹ. Nên sử dụng áo, tã lót mềm, thấm nước . Không dùng kim băng hoặc các loại cặp nhựa cứng vì chúng dễ làm xây xát da trẻ. Các đồ vải dùng cho trẻ cần được giặt sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc là (ủi) trước khi dùng.

Tránh để da trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Sau khi sinh ra, cần vệ sinh cho bé sạch sẽ mỗi ngày, không cần thiết phải tắm hàng ngày, trừ một số trường hợp đặc biệt và cần . Khi lau rửa, vệ sinh da cho trẻ cần làm theo các bước sau:

  • Rửa tay thật sạch.
  • Chuẩn bị một chậu nước ấm, khăn  sạch và khãn mềm nhỏ để lau rửa cho trẻ.
  • Ðể trẻ nằm trên giường hoặc nơi thuận tiện để lau rửa cho trẻ và cần chú ý trải khăn ấm cho trẻ nằm.
  • Dùng khăn lau nhúng vào chậu nước ấm, vắt nhẹ rồi rửa mặt cho trẻ, lau 2 mắt trước, lau từ khóe mắt ra 2 bên đuôi mắt, tiếp đến nhẹ nhàng lau xuống mũi, miệng và ra sau hai tai. Lau phía ngoài và mặt trong vành tai, phía trong lỗ mũi, không ngoáy quá sâu vào bên trong.
  • Lau đầu cho bé, cẩn thận lau vòng xuống cổ và cằm. Mẹ cần chú ý nhẹ nhàng lau sạch các nếp gấp ở cổ và gáy. Sau đó, dùng khăn bông lau khô đầu và mặt trẻ.
  • Tiếp đến cởi áo trẻ và lau ngực, nách và tay. Chú ý lau sạch các nếp gấp. Lau khô ngay các vùng vừa lau khăn ướt xong.
  • Quấn 1 chiếc khăn ấm ở vùng thân trên của trẻ, thay khăn lau khác hoặc giũ khăn cũ vào chậu nước, tiếp tục lau vùng đùi và chân, chú ý lau sạch vùng nếp gấp và từng ngón chân. Lau khô lại và phủ khăn giữ ấm cho trẻ.
  • Thay tã, lau vùng sinh dục và mông:

Ðối với bé gái: Lau nhẹ từ trước ra sau, nếu có một ít xuất tiết dịch âm đạo, nhẹ nhàng lau sạch.

Ðối với bé trai: Lau đầu dương vật, vùng bìu rồi ra sau vùng hậu môn. Nếu có cặn bẩn ở đầu dương vật, nhẹ nhàng lau đi nhưng không được cố vạch rộng các nếp da. Nếu thấy đầu dương vật bị chít hẹp, trẻ đái khó (biểu hiện như rặn hoặc khóc khi đái), tia nước tiểu nhỏ hoặc vẹo sang một bên thì mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để được tư vấn, chăm sóc và điều trị.

Ðể làm mềm da, giảm mất nước qua da và tránh khô da, mẹ nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, lành tính, có độ pH dành riêng cho trẻ nhỏ đã được chứng minh lâm sàng an toàn.

  • Thoa kem chống hăm hoặc phấn trẻ em (phấn rôm) ở các nếp gấp và vùng quấn tã lót.
  • Sử dụng dầu mát xa dùng cho trẻ  và mát xa khoảng 10 phút mỗi ngày.

Mát-xa giúp máu lưu thông tốt, các lỗ chân lông thông thoáng giúp da trẻ mịn màng. Trẻ được mát-xa thường xuyên sẽ ít khóc, bú tốt, ngủ ngon và sâu hơn. Mát-xa còn giúp trẻ phòng chống bệnh tật và thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch. Mát-xa đặc biệt quan trọng đối với trẻ thiếu tháng, nhẹ cân, thúc đẩy sự phát triển và tăng cân, giúp trẻ nhanh chóng theo kịp các trẻ bình thường.

Nếu trẻ có biểu hiện bệnh lý ở da như nhiễm khuẩn, hăm loét… cần đưa trẻ đi khám và điều trị theo chuyên khoa.

Thực hành tắm cho bé

chamsocmebe.vn - Chăm Sóc Da Và Tắm Cho Bé
chamsocmebe.vn – Chăm Sóc Da Và Tắm Cho Bé

Nguyên tắc:

  • Bảo đảm trẻ được tắm trong phòng ấm, tránh gió lùa vào phòng và có đủ ánh sáng. Sử dụng nước ấm và sạch để tắm cho trẻ.
  • Bảo đảm an toàn cho trẻ: Khi tắm giữ trẻ cẩn thận, tránh làm rơi trẻ và tránh để trẻ bị sặc nước.

Chuẩn bị:

Dụng cụ tắm cho trẻ:

  • Hai chậu sạch chứa nước ấm với nhiệt độ từ 350C đến 370C (mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm cho trẻ bằng cách nhúng khuỷu tay vào nước, thấy vừa ấm): một chậu dùng để tắm gội, một chậu chứa nước sạch để tráng.
  • Một khăn tắm lớn, một khăn bông vừa, ba khăn vải mềm, bông hoặc gạc mềm.
  • Quần áo, mũ, tã, tất/vớ và bao tay.
  • Sữa tắm gội toàn thân, kem dưỡng ẩm.

Lau sạch vùng sinh dục và vùng hậu môn trước khi tắm cho trẻ.

Quy trình tắm cho trẻ:

Rửa mặt: một bàn tay mẹ nâng đầu và thân trẻ cao hơn chân trẻ. Nhúng 1 chiếc khăn vải vào chậu nước tắm, vắt nhẹ cho khăn còn ướt, sau đó dùng hai góc khác nhau cảu khăn nhẹ nhàng lau hai mắt từ khóe trong ra ngoài đuôi mắt rồi. Nhúng khăn lại vào chậu nước, vắt nhẹ và lau mặt 2 lần.

Tiếp tục lau vành tai ngoài và phía sau tai của trẻ một cách nhẹ .

Gội đầu: trong trường hợp thời tiết lạnh, mẹ nên gội đầu cho trẻ sau cùng để tránh làm trẻ mất nhiệt. Trường hợp thời tiết nóng có thể gội đầu cho trẻ sau khi rửa mặt, theo các bước sau:

  • Làm ướt tóc trẻ.
  • Cho dầu gội vào khăn vải ướt, đánh bọt và thoa đều lên tóc trẻ.
  • Nhúng khăn vải vào chậu nước sạch, vắt nhẹ và lau sạch đầu.
  • Dùng 1 chiếc khăn vải khác lau khô đầu cho trẻ.

Tắm phần thân còn lại:

Tắm từng bộ phận (khi rốn chưa rụng):

  • Tắm thân trên của trẻ: cởi áo trẻ, cho một ít sữa tắm vào 1 chiếc khăn vải ướt, thoa vào phần trên cơ thể từ cổ, ngực đến nách, cánh tay, bàn tay, ngón tay và lưng. Sau đó, dùng khăn vải nhúng nước xả sạch và lau sạch lại. Lau khô với 1 chiếc khăn vải khác. Sau đó, quấn phần trên của trẻ lại bằng khăn bông.
  • Tắm thân dưới của trẻ: cũng như tắm thân trên, nhưng phải tránh làm ướt cuống rốn. Nếu rốn bị ướt, dùng khăn sạch hoặc gạc mềm thấm khô.

Tắm toàn thân (khi rốn đã rụng và sẹo đã khô).

  • Hòa 1-2 giọt sữa tắm vào chậu nước tắm.
  • Cởi tã lót, lau sạch vùng sinh dục và hậu môn bằng giấy ướt hoặc vải mềm.
  • Đặt trẻ vào trong chậu: một tay nâng đầu, một tay đỡ dưới đùi và mông trẻ, từ từ đặt trẻ vào chậu nước tắm. Chú ý để nước trong chậu chỉ ngập đến hông trẻ..
  • Tắm trẻ nhẹ nhàng, giao tiếp bằng mắt hoặc lời nói trong khi tắm trẻ. Dùng tay hoặc khăn vải lau toàn thân trẻ, bắt đầu từ cổ, xuống vai, toàn thân, tay, chân. Chú ý các nếp gấp: cổ, nách, bẹn,…
  • Lau tiếp vùng bộ phận sinh dục, hậu môn.
  • Tráng lại bằng nước sạch
  • Quấn khăn giữ ấm cho trẻ.

Chăm sóc da (giữ ẩm da)xoa một lớp sữa dưỡng ẩm (baby lotion) lên toàn thân trẻ và mát xa nhẹ nhàng để sữa thấm vào da.

Mặc áo, quấn tã, đội mũ, đi tất/vớ cho trẻ: chú ý khi đi tất/vớ cho trẻ cần lộn mặt phải vào trong để các sợi vải không siết vào ngón tay, ngón chân của trẻ.

Chăm sóc rốn: để thoáng rốn, không băng rốn, giữ rốn luôn khô ráo, không bôi bất cứ thứ gì lên rốn trẻ. Chỉ rửa khi rốn bị vấy bẩn hoặc nhiễm khuẩn. Quấn tã phần bụng phía dưới rốn.

Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tắm:

Chăm sóc: chú ý giữ ấm và cho trẻ bú sau khi tắm.

Theo dõi:

  • Thân nhiệt: có bình thường không? da có ấm không?
  • Màu sắc da: có hồng hào không?
  • Toàn trạng: có tỉnh táo không? bú tốt không?

Chú ý:

  • Tắm cho trẻ vào thời điểm ấm nhất trong ngày, trước khi cho trẻ bú.
  • Tắm trẻ hàng ngày hoặc cách ngày tùy điều kiện sức khỏe của trẻ và thời tiết.
  • Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 5-10 phút.
  • Tắm cho trẻ có bệnh lý hay non yếu sẽ được thực hiện theo hướng dẫn riêng của bác sĩ.

Bài liên quan

x