logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
chamsocmebe.vn - Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách (1)

Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách

Giai đoạn vượt cạn đầy khó khăn và vất nhất đã qua. Sau giai đoạn này, việc duy trì và ổn định sức khỏe, chăm sóc mẹ sau sinh mẹ sao cho phục hồi nhanh chóng cũng như chăm sóc cho bé yêu đúng cách là việc rất quan trọng.

chamsocmebe.vn - Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách
chamsocmebe.vn – Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách

Thông thường các bà mẹ trẻ sẽ được những người đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm làm sao chăm sóc bản thân và bé yêu cho tốt, tuy nhiên hiện này khi y học ngày càng phát triển, một vài quan niệm xưa trở nên cổ hủ, lạc hậu, không khoa học. Nhằm giúp đỡ các sản phụ lần đầu được làm mẹ bớt căng thẳng, lo lắng, Mẹ bé Hoàng Gia xin chia sẻ một số thông tin hữu ích cũng như kiến thức về cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh và lưu ý như sau:

Cách chăm sóc mẹ bé, chăm sóc mẹ sau sinh

chamsocmebe.vn - Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách
chamsocmebe.vn – Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách

Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi trong khi chăm sóc mẹ sau sinh

Mẹ nên chú trọng dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe sau sinh. Mẹ bé cần được ngủ nhiều( ít nhất là 8 tiếng/ ngày) cho lại sức và khi ngủ mẹ nên nằm ngửa duỗi thẳng chân để sản dịch được tống ra ngoài dễ dàng hơn. Sau sinh 6 giờ mẹ có thể ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng để tránh ứ sản dịch, nếu mẹ vẫn còn mệt thì mẹ nên nhờ người thân giúp đỡ khi di chuyển.

Vấn đề dinh dưỡng

Sau sinh mẹ bị mất nhiều máu do đó một chế độ ăn hợp lý và có dinh dưỡng là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với mẹ. Nếu mẹ sinh thường, mẹ hãy chú trọng ăn những loại thức ăn kích thích ra sữa để đủ nguồn sữa cho con bú. Nếu sinh mổ, trong 6 giờ đầu, mẹ chỉ nên ăn và uống những thức ăn dạng lỏng. Và mẹ cũng không nên kiêng khem quá nhiều thức ăn như quan niệm xưa, ăn uống đủ nhóm chất để con có thể hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ nhất là điều mẹ cần lúc này. Trong chế độ ăn, mẹ cũng nên chọn những loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hóa như: Canh trứng gà, cháo nhuyễn, rau xanh, các loại thịt đỏ… và không nên ăn mặn, nên tránh các gia vị có mùi nồng cay như: hành, tỏi, tiêu, ớt vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ từ đó khiến trẻ không bú sữa mẹ.

Vấn đề về bầu sữa mẹ

Ngay những giờ sau sinh đầu tiên, mẹ nên cho bé ti ngay sau khi lau sạch đầu vú vừa bé có thể tiếp cận với cơ thể mẹ sớm nhất và để kích thích tuyến tiết sữa. Mẹ cũng nên cho bé bú chọn sữa non và bú nhiều lần trong ngày. Nếu tiết sữa bị tắc thì mẹ nên tích cực cho bé bú khi đó triệu chứng này sẽ dần được cải thiện và sẽ dần dần mất đi. Mẹ tránh vắt, bóp sai cách vì có thể gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho bé bú sữa mẹ đúng cách có nhiều lợi ích.Không chỉ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt và sớm trở lại kích thước bình thường mà còn tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và bé con.

Vấn đề vệ sinh cá nhân khi chăm sóc mẹ sau sinh

Vệ sinh thân thể sau sinh cũng là vấn đề mà mẹ cần phải chú ý, bởi sau khi sinh sản dịch ra nhiều, để đảm bảo vệ sinh cơ thể tốt nhất mẹ cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên chú ý và vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng, giấy vệ sinh, khăn và nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Và sau khi rửa xong thì dùng khăn sạch thấm cho khô.

Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, nên mẹ cũng cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Tuy nhiên lưu ý việc tắm gội cần diễn ra nhanh từ 5-10 phút, mẹ tắm bằng nước ấm và không nên tắm trong bồn, chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió dù thời tiết nóng hay lạnh. Đối với các mẹ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên tuyệt đối thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ mẹ nhé!

Vấn đề về tinh thần

Được chào đón thiên thần bé nhỏ yêu dấu sau bao ngày trông chờ là điều hạnh phúc nhất mà mỗi người mẹ cảm nhận được sau 9 tháng 10 ngày đầy khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, mẹ có thể bị choáng ngợp sau vài ngày chăm sóc bé bởi sự lạ lẫm chưa quen, mẹ có thể phải thức dậy liên tục vào ban đêm, hay có rất nhiều việc xảy ra mà ngay bản thân người mẹ cũng chưa từng nghĩ tới và chưa sẵn sàng chấp nhận. Kèm theo đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể càng khiến mẹ trở nên mệt mỏi, tính tình trở lên khó chịu, cáu gắt. Đôi lúc từ đó mà trở lên gắt gỏng vô cớ. Những lúc thế này hơn tất cả mẹ rất cần sự an ủi, sẻ chia của chồng và người thân. Khi sự việc xảy ra không được như ý, các mẹ cũng không nên suy nghĩ nhiều để tránh tình trạng trầm cảm sau sinh- một căn bệnh phổ biến hay gặp phải của các mẹ hiện nay.

Cách chăm sóc bé trong quá trình chăm sóc mẹ sau sinh

chamsocmebe.vn - Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách
chamsocmebe.vn – Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách

Sữa uống cho bé

Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh, bởi sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất mà còn chứa một lượng các lợi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch và góp phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Những lợi khuẩn này khi qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch cho trẻ sau sinh.

Nếu mẹ thiếu sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa ng thức phù hợp theo tháng tuổi, nhưng sữa mẹ luôn là lựa chọn hàng đầu cho bé mẹ nhé!

Nếu trẻ bú kém mẹ có thể dùng thìa bón thêm cho trẻ. Chú ý: dụng cụ cho trẻ ăn luôn luôn cần được luộc sôi trước khi sử dụng và tay người chăm sóc cho bé cần phải được rửa sạch sẽ.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh rất dễ nôn trớ khi ăn no bởi cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt. Trẻ đẻ non hay bị sặc, tím tái khi ăn do chưa có sự phối hợp tốt bởi 3 phản xạ thở, bú và nuốt. Vì vậy mẹ cũng không ép trẻ bú nhiều. Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Và sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay mà hãy đỡ trẻ ở tư thế đầu cao, mặt bé nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi cho bé.

Giữ ấm cho bé

Khi ở trong bụng mẹ, bé đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định nên khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi sẽ khiến trẻ bé phải tự thích nghi, tuy nhiên lúc này cơ chế thích ứng của bé còn rất kém, và em bé cần được giữ ấm ngay lập tức. Mẹ và người thân cần lưu ý nhiệt độ phòng thích hợp của bé sẽ ở mức 27 – 32 độ C.

Vệ sinh miệng

Đây là điều cần thiết ,mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hay nước muối sinh lý .

Chăm sóc da cho bé

Tắm cho trẻ hàng ngày là điều mà mẹ và người thân nên chú ý để phòng hăm cho bé. Nên tắm bằng nước ấm 37 độ C. Bên cạnh đó, trong thời điểm này da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không nên để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, mẹ nên thay tã thường xuyên cho trẻ với tần suốt nhiều lần/ ngày. Nếu trẻ bị hăm thì mẹ cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ mẹ nhé!

Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở và màu sắc da của trẻ

Nhiệt độ bình thường của bé sơ sinh là từ 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, nên mẹ cũng nên lưu ý, bởi nếu không bé em sẽ dễ bị viêm phổi. Mẹ cần cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng thích hợp, đủ ánh sáng và không quấn trẻ quá kỹ vì có thể sẽ phản tác dụng làm trẻ dễ bị sốt, viêm da, viêm phổi …

Thông thường, trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 lần/phút, trẻ thở đều. Sẽ là bất thường nếu thấy trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực, mẹ cần lưu ý nhé!

Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên mẹ và người thân cần đặc biệt chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở của bé không bị gập hoặc ngửa quá. Nên kê gối dưới vai và giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian. Để biết tư thế đó có tốt cho trẻ hay không mẹ hãy quan sát bằng nhịp thở nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc.

Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường trong giai đoạn nàyda trẻ hồng, môi và đầu chi hồng. Nếu mẹ thấy da trẻ tái, nhợt, tím, hoặc vàng da thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra ngay mẹ nhé!

Các mẹ nên tin rằng món quà quý giá nhất mà bạn có thể tặng cho con bạn và cả thế giới này đó chính là sức khỏe của bản thân bạn. Do vậy, các mẹ sau sinh nên biết chăm sóc bản thân đúng cách để có thể nhanh chóng hồi phục, để có một sức khỏe tốt, một tinh thần thoải mái chăm sóc con yêu khôn lớn các mẹ nhé!

Bài liên quan

x