logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
Sau sinh mẹ cần kiêng những gì?

Sau sinh mẹ cần kiêng những gì?

Sau khi sinh, thể lực phụ nữ sẽ trở nên yếu ớt, hệ miễn dịch kém. Do đó chỉ cần sơ sẩy một chút là sản phụ có thể bị nhiễm bệnh. Vậy nên chăm sóc mẹ sau khi sinh như thế nào? Và cần kiêng những gì, tránh gì, ăn uống gì thì tốt cho sức khỏe? Hãy cùng Chăm sóc mẹ bé tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Không nên kiêng tắm

Sau sinh mẹ cần kiêng những gì?
Không nên kiêng tắm

Việc mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao rất nhiều sinh lực.

Phụ nữ sau sinh rất dễ ra mồ hôi. Đặc biệt là khi ngủ và lúc tỉnh dậy thường nhễ nhại mồ hôi, ướt sũng cả quần áo trong. Do tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều, rất dễ làm bẩn da. Thêm vào đó là sức đề kháng sau sinh rất yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi và nảy nở, xâm nhập vào da dẫn đến bệnh viêm da. Vì vậy các sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người. Đảm bảo da luôn được sạch sẽ.

Một tuần sau sinh, miệng trong cổ tử cung mới bắt đầu khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thì thường phải cần tới 4 tuần. Khi sinh, nếu bộ phận sinh dục bị tổn thương thì sản phụ nên đợi khoảng 1 tuần mới bắt đầu tắm gội. Nếu không sẽ rất dễ gây viêm nhiễm lên trên.

Ngoài ra, sản phụ cũng nên lưu ý không tắm gội vào lúc đói. Tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt,… Thời gian tắm cũng không nên quá dài, chỉ khoảng 5 – 10 phút là đủ. Nên tắm dưới vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội. Nhiệt độ trong phòng thích hợp nhất là khoảng 20 độ C. Nhiệt độ nước tắm khoảng từ 34 – 36 độ C là tốt nhất. Nếu có điều kiện, sau khi tắm nên sử dụng nước khử trùng không có tính kích thích để khử trùng bên ngoài bộ phận sinh dục.

Sau khi tắm hãy lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh. Với những sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra quá nhiều máu, thể chất lúc bình thường tương đối yếu thì không nên tắm sớm. Tuy nhiên cũng nên lau người thường xuyên.

Nên đánh răng

Sau sinh mẹ cần kiêng những gì?
Nên đánh răng

Sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng nhiều hơn người bình thường. Do sản phụ có số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn. Mà viêm nhiemx vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu. Do đó nhiều sản phụ không đánh răng trong tháng đầu tiên sau sinh là hoàn toàn sai lầm. Sản phụ nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đánh răng, súc miệng sau khi ăn rất có lợi cho sức khỏe.

Nên tránh gió

Khi thời tiết không quá nóng nực, sản phụ khi ở cữ thường mặc quần áo dài tay, dùng khăn quấn đầu, không có chuyện gì cần thiết thì không nên ra ngoài. Đây là điều thiết yếu. Như đã nói ở trên, mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao rất nhiều sinh lực. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, hệ miễn dịch kém nên rất dễ nhiễm bệnh.

Đóng cửa không ra ngoài và hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút ở những nơi công cộng. Như thế rất có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ. Nhưng tránh gió cũng nên thích đáng, phòng của sản phụ mới không được để gió lùa, không khí lưu thông vừa phải. Phải đảm bảo giữ được bầu không khí trong lành mới là điều quan trọng nhất.

Không nên quan hệ chăn gối quá sớm

Sau sinh mẹ cần kiêng những gì?
Không nên quan hệ chăn gối quá sớm

Sau khi sinh, biến đổi sinh lí ở cơ thể người mẹ khá lớn. Nhất là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dịch sau khi mang thai và sinh nở. Vì vậy cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể phục hồi trở lại bình thường. Khi những cơ quan này chưa được phục hồi, tuyệt đối không được quan hệ vợ chồng. Chỉ sau khi chúng trở lại trạng thái bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, do toàn bộ cơ thể và tử cung đang từng bước phục hồi trạng thái trước khi mang thai. Thời gian này cần khoảng từ 6 – 8 tuần, vậy nên trong thời kì sau đẻ không nên quan hệ tình dục.

Tốt nhất nên kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 8 tuần sau sinh. Ngoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và xem đã hết hẳn khí hư chưa. Nếu cảm thấy sức khỏe chưa tốt, sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục. Không được quá nóng vội. Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã khỏe mạnh hoàn toàn và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường.

Nếu sau khi đẻ, âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung xuất hiện triệu chứng viêm nhiễm, ra máu. Các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục. Nói chung, sản phụ phải dùng phooc xep và phải khâu thì nên đợi vết thương kín miệng, lành sẹo. Tốt nhất khoảng 70 ngày sau sinh mới khôi phục việc quan hệ tình dục.
Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn với những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì hãy đợi lành bệnh hẳn, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.

Không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Sau sinh mẹ cần kiêng những gì?
Không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Cơ thể sản phụ tiêu hao nhiều năng lượng. Vừa nằ, nghỉ ngơi lại phải vừa cho con bú. Lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay sẽ rất khó tiêu hóa. Vì vật rất dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Hoặc qua sữa có thể gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy cho trẻ. Thói quen cho sản phụ uống đường đỏ, trứng gà, canh gà hầm, canh cá, cháo kê,… là vô cùng tốt. Nếu dùng kèm với một lượng rau, quả thích hợp lại càng có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho sản phụ và tốt cho con bú.

Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ

Việc giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ có thể phòng tránh viêm nhiễm. Điều này là vô cùng quan trọng đối với sản phụ. Sản phụ ra nhiều mồ hôi, bộ phận sinh dục lại thường tiết ra khí hư. Vì vậy cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên. Sau khi đại, tiểu tiện cần dùng giấy lau sạch từ trước ra sau. Trong vòng 4 tuần sau sinh không được tắm bồn mà hãy dùng vòi sen hoặc gáo dội. Có thể dùng nước sạch hoặc thuốc sát trùng để rửa bộ phận sinh dục ngoài từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Băng vệ sinh phải thay thường xuyên. Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ.

Nếu phát hiện vết thương ở bộ phận sinh dịch xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm như sưng tấy, đau đơn,… cần kịp thời tìm đến bác sĩ để được xử lý nhanh chóng. Đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp để chữa trị. Nên thay quần lót thường xuyên, quần áo mặc vừa vặn, mềm mại. Khi sinh nở vào mùa hè thì càng cần phải xóa bỏ quan niệm cũ. Cần mở cửa cho thoáng gió, giảm nhiệt độ trong phòng để chống nóng bức. Vết khâu trước khi tháo chỉ nên giữ gìn sạch sẽ. Sau khi đại tiểu tiện chớ nên khử trùng vết khâu.

Không nên bó bụng sau khi đẻ

Sau sinh mẹ cần kiêng những gì?
Không nên bó bụng sau khi đẻ

Một số sản phụ sau khi sinh con thường quấn chặt từ hông đến bụng khiến việc cúi lưng cũng trở nên khó khăn. Khi có thể xuống giường đi lại liền thay ngay bằng quần bó sát thân với hy vọng làm vậy có thể khiến hình thể quay trở lại như ngày xưa.

Trong điều kiện bình thường, các cơ quan sinh sản trong hõm xương chậu của phụ nữ được các dây chằng cùng các cơ quan hỗ trợ ở đáy chậu giữ chúng ở vị trí bình thường. Trong thời kì mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, các hệ thống trong cơ thể người mẹ đều nảy sinh hàng loạt những thay đổi mang tính chất thích nghi. Hệ thống cơ quan sinh sản sẽ có sự thay đổi nhiều nhất, đặc biệt là cổ tử cung. Thể tích và trọng lượng của nó sẽ lần lượt tăng khoảng 18 đến 20 lần so với trước khi mang thai. Các dây chằng cố định ở cổ tử cung tương ứng cũng trở nên mềm và kéo dài ra.

Sau khi sinh, tử cung bắt đầu được hồi phục. Trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu. Tuy nhiên phải cần đến 6 tuần mới có thể trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời gian mang thai nên sẽ có phần lỏng lẻo hơn so với lúc trước. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng quá mức trong khi sinh nở nên bị tổn thương. Điều này khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu. Bị ảnh hưởng do tử cung phình to trong thời gian mang thai, thành bụng sau sinh rất lỏng lẻo, phải cần từ 6 – 8 tuần mới có thể dần hồi phục.

Tình hình trên cho thấy, việc bó bụng trong thời kì sau sinh thông thường không những không giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng. Mà ngược lại còn làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng cũng như các cơ quan sinh sản. Dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra,…
Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi khiến cho việc lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt. Các đề kháng giảm dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu,… Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Lời kết

Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ của Chăm Sóc Mẹ Bé về những việc cần kiêng sau sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên theo dõi Chăm Sóc Mẹ Bé mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kì bài viết bổ ích nào bạn nhé!

Bài liên quan

x