logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?

Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?

Sau khi sinh, mẹ tìm hiểu được phương pháp chườm muối giảm mỡ bụng rất nhanh và hiệu quả nhưng tâm lý mẹ nào cũng rất cẩn thận, muốn nghiên cứu thật kỹ lưỡng vấn đề sau sinh thường bao lâu thì được chườm muối rồi mới làm theo, tránh thực hiện sai cách, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Chăm sóc Mẹ bé sẽ bật mí chi tiết từ A đến Z việc chườm bụng sau khi sinh thường cho mẹ ngay trong bài viết sau, mẹ nhớ theo dõi nhé!

Mẹ sau sinh thường bao lâu thì chườm muối được?

Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?
Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?

Mẹ sinh thường sẽ hồi phục nhanh hơn là mẹ sinh mổ và có thể chăm em bé được ngay sau khi sinh. Thông thường, khoảng 5 – 7 ngày sau khi sinh bé là mẹ áp dụng chườm muối được rồi. Tuy nhiên, nếu mẹ yếu, chưa ngồi dậy và chưa đi lại được lâu thì đợi khoảng 10 – 14 ngày hãy chườm muối để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ nhé.

Không những giúp mẹ giảm mỡ bụng nhanh chóng mà việc chườm muối đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích cụ thể như sau:

  • Giúp làn da của mẹ mịn màng hơn: Hơi nóng và dưỡng chất trong muối chườm thẩm thấu qua lớp da, kích thích đẩy tế bào chết và làm thông thoáng các lỗ chân lông. Nhờ thế mà làn da mẹ luôn sạch sẽ và mịn màng.
  • Hạn chế cơn thèm ăn: Việc kết hợp massage bụng trong lúc chườm muối còn giúp khí huyết lưu thông, thu nhỏ thành dạ dày, hỗ trợ và cải thiện cơn thèm ăn cho mẹ.
  • Đẩy lùi đau bụng cấp: Khi mẹ chườm bụng, muối sẽ hoạt động như một chất điện phân trao đổi các anion và cation, làm ấm bụng và đẩy lùi các cơn đau bụng cho mẹ.
  • Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể mẹ: Các cơ quan sẽ hoạt động năng suất hơn nhờ hơi nóng từ túi chườm, giúp đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố và lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

4 công thức làm muối chườm bụng cho mẹ sinh thường cực kì hiệu quả

Làm muối chườm bụng rất đơn giản, mẹ dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp. Gợi ý cho mẹ 4 công thức làm muối chườm cực kì hiệu quả và rất tiết kiệm, tham khảo ngay mẹ nhé!

Muối chườm nguyên bản

Muối chườm nguyên bản là công thức đơn giản nhất, mẹ nào cũng có thể làm được, nguyên liệu thì cực kỳ dễ tìm. Khi mẹ chườm, hơi nóng từ muối sẽ giúp mẹ giảm mỡ 1 cách an toàn, đồng thời hỗ trợ giảm thiểu tình trạng lạnh bụng, nôn ói sau khi sinh thường. Cùng bắt tay vào làm ngay mẹ nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg muối hột.
  • Chảo không dính.
  • Túi vải đựng (hoặc khăn).

Cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ đặt chảo lên bếp, mở lửa vừa trong vòng 2 – 3 phút để làm nóng chảo. Sau đó mẹ cho 1kg muối hạt vào rồi đảo đều tay.
  • Bước 2: Rang khoảng 3 – 4 phút đến khi muối nóng lên thì mẹ tắt bếp luôn. Đổ phần muối vừa rang vào túi đựng, dùng thun buộc cố định lại là xong rồi.

Muối gừng

Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?
Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?

Gừng chứa đến 40 chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Đồng thời, khi kết hợp cùng muối nóng, các chất có trong gừng sẽ thẩm thấu vào da tốt hơn, đẩy lùi các hắc sắc tố, loại bỏ tế bào chết, mẹ vừa có thể giảm mỡ bụng, vừa có thể lấy lại được làn da săn chắc, mịn màng.

Nguyên liệu

  • 1kg muối hột.
  • 0.5kg gừng tươi.
  • Chảo chống dính.
  • Túi vải đựng (hoặc khăn).

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gừng tươi mua về mẹ đem rửa thật sạch rồi để ráo. Sau đó, dùng cối giã nhuyễn gừng.
  • Bước 2: Mẹ để chảo lên bếp, mở lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho chảo nóng lên. Tiếp theo, mẹ cho cùng lúc cả muối và gừng đã giã vào, dùng đũa đảo đều.
  • Bước 3: Rang khoảng 5 – 6 phút cho đến khi gừng săn lại, không còn chảy nước nữa thì tắt bếp. Cho hết hỗn hợp vào túi vải, buộc cố định lại, đợi bớt nóng rồi chườm lên bụng.

Muối ngải cứu

Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?
Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?

Hàm lượng tinh dầu trong ngải cứu khá cao, lên đến 0,4% trong đó monoterpen và sesquiterpen chiếm thành phần nhiều nhất. Chườm muối ngải cứui giúp ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm, nấm ngứa trên da, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau nhức và cải thiện làn da một cách đáng kể.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg muối hột.
  • 1 bó ngải cứu (khoảng 500g).
  • Chảo chống dính.
  • Túi vải đựng (hoặc khăn).

Cách thực hiện

  • Bước 1: Ngải cứu mua về mẹ đem rửa thật sạch rồi để ráo rồi dùng chày giã ngải cứu cho đến khi nhuyễn ra.
  • Bước 2: Chảo bắc lên bếp, để lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho nóng. Sau đó, cho muối và ngải cứu vào, dùng đũa đảo lên cho đều.
  • Bước 3: Đảo liên tục trong khoảng 5 – 6 phút, thấy ngải cứu khô lại, không còn chảy nước nữa thì tắt bếp. Đổ muối ngải cứu vào túi vải, dùng chun buộc lại là hoàn thành rồi.

Muối thảo dược

Muối hột sau khi được làm nóng có tác dụng kích thích tế bào giãn nở, tăng độ đàn hồi cho làn da và đánh tan mỡ bụng hiệu quả. Kết hợp cùng các loại thảo dược từ thiên nhiên, chườm muối thảo dược giúp giảm thiểu các cơn đau tử cung sau sinh thường, hạn chế tình trạng viêm sưng. Nhờ thế mà mẹ bỉm luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

Nguyên liệu

  • 1kg muối hột.
  • 1 bó ngải cứu (300gr).
  • 1 – 2 củ gừng.
  • 1 củ nghệ.
  • 3 – 4 nhánh xả .
  • 2 – 3 gram quế và đinh hương.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Các nguyên liệu mẹ đem đi sơ chế và rửa sạch, không cần gọt vỏ gừng, nghệ. Sau đó, giã cho đến khi hỗn hợp nhuyễn ra.
  • Bước 2: Mở lửa vừa, làm nóng , rồi cho hết phần thảo dược vừa giã vào, thêm 1kg muối hột, trộn đều lên.
  • Bước 3: Đảo đều tay trong khoảng 7 – 8 phút đến khi hỗn hợp khô lại thì tắt bếp. Lấy lượng muối chườm vừa đủ cho vào túi vải, buộc lại và sử dụng. Phần còn lại mẹ có thể đựng trong hũ, để nơi khô ráo, khi nào cần thì mang ra rang lại cho nóng là dùng được luôn.

Cách chườm muối chuẩn cho mẹ sau khi sinh thường

Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?
Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?

Giảm mỡ bụng bằng cách chườm muối nóng rất đơn giản và mang lại nhiều công dụng từ làm đẹp đến cải thiện sức khỏe cho mẹ bỉm. Nếu mẹ chườm không đúng cách thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn đâu ạ. Chính vì thế, mẹ hãy thực hiện cách chườm muối chuẩn từ chuyên gia nhé!

Khi chườm muối, mẹ có thể nằm ngửa hoặc nằm sấp đều được, miễn sao mẹ thấy dễ chịu và thoải mái nhất. Mỗi ngày mẹ chườm 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút. Nếu bị đau lưng sau khi sinh, mẹ làm 2 túi chườm, một túi đặt ở sau lưng giúp giảm đau mỏi, túi còn lại chườm lên bụng để giảm mỡ.

Sau khi dùng xong, mẹ để muối chườm ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm ướt vì muối sẽ dễ bị chảy ra, không đảm bảo chất lượng và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Bảo quản đúng cách giữ túi chườm luôn khô ráo sẽ có thể tái sử dụng được 7 – 10 ngày, giúp tiết kiệm chi phí.

5 lưu ý chườm muối với mẹ sau sinh thường

Nhiều mẹ bỉm sau khi sinh nôn nóng lấy lại vóc dáng mà vội vã chườm muối, không tìm hiểu kỹ dẫn đến làm sai, vừa không giảm được mỡ lại còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để tránh mắc phải các sai lầm đó, mẹ cần nắm được 5 lưu ý quan trọng này khi chườm muối sau khi sinh thường.

Sử dụng muối sạch, có nguồn gốc rõ ràng

Muối hột có giá rất rẻ và dễ dàng tìm mua ở chợ, tạp hóa gần nhà. Tuy nhiên, muối dùng để chườm nóng cần là loại muối sạch, có nguồn gốc rõ ràng để hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ và nguy cơ dị ứng cho mẹ. Mẹ nên lựa chọn muối từ thương hiệu uy tín để giảm mỡ bụng lành mạnh và an toàn tối ưu.

Rang muối thật khô 

Muối chườm nếu còn ướt sẽ dễ bị chảy nước, nhớp dính gây cảm giác khó chịu và phải tốn công lau đi lau lại nhiều lần mới làm sạch được tay và phần da ở bụng. Do đó, khi rang muối, mẹ lưu ý rang cho thật khô, cho đến khi không còn nước nữa thì mới cho vào túi đựng.

Không nên chườm muối quá nhiều lần trong ngày

Mặc dù da bụng dày hơn so với da mặt, da tay nhưng nếu chườm nóng quá nhiều lần trong ngày, da bụng vẫn có thể bị tổn thương. Bởi vì, khi bị nhiệt độ cao tác động quá nhiều, da sẽ bị bí hơi và đau rát, nặng hơn là bị bỏng. Để hạn chế tình trạng này, mỗi lần mẹ chỉ nên chườm 20 – 30 phút và cách 4 – 5 tiếng mới chườm lại nhé. Mỗi ngày nên chườm 1 – 3 lần, không nên chườm quá nhiều sẽ khiến da không kịp thở, các cơ quan cũng dễ bị hoạt động quá công suất.

Rửa tay và vệ sinh da bụng thật sạch trước và sau khi chườm

Một lưu ý quan trọng dành cho các mẹ trước và sau khi chườm muối đó là mẹ cần vệ sinh tay và da bụng thật kỹ để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Rửa bằng nước sạch thông thường sẽ không tiêu diệt được hết vi khuẩn, chỉ tiêu diệt được khoảng 80% vi khuẩn mà thôi. Mẹ có thể sử dụng khăn ướt của con để lau tay và da bụng, vừa sạch sẽ lại rất tiện lợi.

Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất 

Mẹ bỉm cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sau khi sinh để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Hạn chế đồ ăn chiên rán, dầu mỡ. Cụ thể, mỗi ngày mẹ nên ăn đủ 3 bữa với thực đơn nhiều rau xanh, các loại hạt, thịt heo, thịt bò, cá hồi, ,… Đồng thời, đừng quên nạp vitamin mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe khoắn, da dẻ hồng hào mẹ nhé.

Tập thể dục nhẹ nhàng 

Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?
Sau khi sinh thường bao lâu thì được chườm muối?

Sau khi sinh thường, mẹ không nên hoạt động quá mạnh nhưng vẫn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, phục hồi và làm săn chắc cơ bụng. Tránh việc ngồi cả ngày gây buồn chán nản và mệt mỏi. Gợi ý cho mẹ một số bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để thực hiện ngay trong phòng như:

  • Nâng đầu và vai: Mẹ nằm ngửa, để đầu gối hơi khuỵu và hai tay đặt ra sau đầu. Hít một hơi thật sâu mẹ nhé. Khi thở ra, mẹ thả lỏng lưng áp xuống sàn, kết hợp nâng cao đầu và vai lên để kéo căng cơ bụng. Kết thúc động tác, mẹ từ từ hạ đầu và nằm xuống. Tiếp tục lặp lại 8 – 10 lần để nhận thấy hiệu quả cơ bụng săn chắc rõ rệt.
  • Gập hông: Mẹ nằm thả lỏng, gập đầu gối, bàn chân chạm sàn nhà. Sau khi hít sâu, mẹ nhẹ nhàng thở ra, đồng thời nâng đầu gối hướng về phía rốn, rồi xoay hông qua trái – phải. Mẹ thực hiện động tác liên tục  từ 10 đến 15 lần để phần cơ bụng được hoạt động, đẩy lùi mỡ bụng xấu xí.

Như vậy, mẹ đã biết sau sinh thường bao lâu thì được chườm muối rồi, tối thiểu khoảng 5 – 7 ngày. Mẹ có thể tự làm muối chườm ngay tại nhà với 4 công thức siêu đơn giản như trên và đừng quên các lưu ý quan trọng để đạt hiệu quả cao nhất khi chườm muối sau sinh mẹ nhé. Chúc mẹ thực hiện thành công!

Bài liên quan

x