logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
Rượu ngâm gừng có tác dụng gì (1)

Rượu ngâm gừng có tác dụng gì?

Nhiều người tin tưởng vào tác dụng bảo vệ và nâng cao sức khỏe của rượu ngâm gừng. Trong Đông y, gừng được sử dụng như một loại gia vị và thuốc, nhờ vào vị cay và tính ấm, nó có tác dụng tán hàn và kích thích tiêu hóa. Do đó, gừng thường được bào chế thành nhiều vị thuốc khác nhau. Vậy, bạn hãy cùng Chăm sóc Mẹ bé tìm hiểu tác dụng của rượu gừng là gì và cách ngâm rượu gừng như thế nào cho đúng ? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Ngâm rượu gừng đúng cách ?

Rượu ngâm gừng có tác dụng gì?
Rượu ngâm gừng có tác dụng gì?

Trong Đông y, gừng được sử dụng như một loại gia vị và thuốc, nhờ vào vị cay và tính ấm của nó có tác dụng tán hàn và kích thích tiêu hóa. Vì vậy, gừng thường được chế biến thành nhiều loại thuốc khác nhau. Nhiều người muốn tận dụng tối đa công dụng của gừng cho sức khỏe bằng cách ngâm rượu gừng và tăng cường tác dụng của gừng đối với cơ thể con người.

Nguyên liệu

Để ngâm rượu gừng, cần sử dụng gừng được trồng trong đất có nhiều nước, có củ nhỏ, da sần, vỏ mỏng. Gừng phải có màu vàng, không bị xước, không bị cắt dở hoặc bị ngả nâu hay khô vỏ. Loại rượu tốt để ngâm cùng gừng là rượu nếp trắng có nồng độ từ 35 đến 38 độ. Bình ngâm rượu nên chọn bình thủy tinh hoặc bình ngâm rượu bằng gốm sứ, chum sành sứ có dung tích phù hợp với số lượng rượu muốn ngâm.

Cách ngâm rượu gừng:

Có ba phương pháp ngâm rượu gừng, đó là đập nát củ gừng và cho vào bình ngâm, thái thành từng lát mỏng hoặc ngâm nguyên củ.

Để bắt đầu quá trình ngâm rượu gừng, bạn cần thực hiện những bước như sau:

  • Bước 1: Sơ chế gừng bằng cách rửa sạch để loại bỏ các chất bẩn như sỏi, cát, đất đá.
  • Bước 2: Ngâm gừng trong nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Bước 3: Lột vỏ gừng bằng dao và rửa lại bằng nước sạch.
  • Bước 4: Tiếp theo, bạn có thể chọn cách chế biến gừng bằng cách đập nát, thái mỏng hoặc ngâm nguyên củ.
  • Bước 5: Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn hãy cho gừng và rượu vào bình ngâm với tỉ lệ 1kg gừng với 2 lít rượu trắng.

Cách dùng rượu ngâm gừng

  • Dùng ngoài da:

Bạn cho rượu gừng ra một chiếc bát con, dùng khăn thấm rồi bôi khắp cơ thể và massage trong khoảng 15 – 20 phút ở vùng bụng, đùi để rượu gừng thấm sâu, giúp đốt cháy mỡ thừa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng rượu gừng để xoa lên mũi, ngâm chân tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng.

  • Uống rượu gừng:

Rượu ngâm gừng được biết đến với tính ấm, nóng, có tác dụng chữa được các chứng cảm hàn, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, khi sử dụng rượu ngâm gừng để uống, cần lưu ý: chỉ nên dùng với 1 lượng nhỏ từ 15ml – 20ml và không được sử dụng thường xuyên.

Bên cạnh đó, gừng có tác dụng làm săn chắc các cơ, giữ ấm cơ thể, chống lạnh chân tay, tránh gió, phòng các bệnh hậu sản, giúp giảm nhức mỏi xương cốt. Ngoài ra, dùng rượu ngâm gừng cũng có thể giúp loại bỏ tà khí, lưu thông khí huyết, tránh đau đầu, giảm stress, buồn nôn, đau bụng, kém ăn, đầy bụng,…

Rượu ngâm gừng có tác dụng như thế nào?

Rượu ngâm gừng có tác dụng gì?
Rượu ngâm gừng có tác dụng gì?
  • Giảm mỡ bụng

Gừng là một chất chống oxy hóa tốt, giúp tăng độ PH của dạ dày, giảm mỡ bụng nhanh chóng và giảm lượng cholesterol trong máu. Do đó, bạn có thể dùng rượu ngâm gừng thoa trực tiếp lên vùng bụng, đùi, cánh tay và massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 1 tháng sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra.

  • Đối với phụ nữ có thai

Gừng có tác dụng làm săn chắc các cơ, giữ ấm cơ thể, chống lạnh chân tay, giúp tránh gió, phòng các bệnh hậu sản, giảm nhức mỏi xương cốt. Vì vậy, bạn có thể dùng rượu ngâm gừng để xoa bóp, lau người hoặc pha nước tắm cho phụ nữ sau sinh.

  • Chữa bệnh ốm sốt, cảm cúm, mỏi mệt

Bạn có thể xoa rượu gùng lên mũi, thái dương, cổ, sau gáy tai vào những ngày thời tiết thay đổi để phòng bệnh cảm cúm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng rượu ngâm gừng để loại bỏ tà khí, lưu thông khí huyết, tránh đau đầu, giảm stress, buồn nôn, đau bụng, kém ăn, đầy bụng…

Với những công dụng tuyệt vời của rượu ngâm gừng cùng các phương pháp ngâm rượu gừng, bạn đã có được một biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, vừa an toàn, vừa hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Chăm sóc Mẹ  để được tư vấn cụ thể!

Dùng rượu trắng để ngâm rượu gừng – rượu thuốc, rượu bổ

Rượu trắng là loại rượu có lịch sử lâu đời, xuất phát từ Trung Quốc và là một trong sáu loại rượu chưng cất tiêu biểu trên toàn cầu. Rượu trắng đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử trong ngành sản xuất rượu, và mặc dù đã có nhiều sự thay đổi, nhưng vẫn giữ được bản chất ban đầu. Các loại thực phẩm như ngũ cốc và lương thực chứa tinh bột và đường đều có thể được sử dụng để sản xuất rượu trắng. Ví dụ, rượu trắng có thể được làm từ các loại lương thực như bo bo, ngô, lúa mạch, khoai lang, khoai mì (sắn), cũng như các loại rau củ có chứa đường như mía, bã cải ngọt, mật rỉ đường,… Tùy thuộc vào nguyên liệu sử dụng, công nghệ sản xuất rượu và quá trình glucose hóa, loại vi sinh làm men khác nhau, hương vị của rượu trắng cũng sẽ khác nhau.

Rượu trắng đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, việc ủ rượu trắng đã được biến tấu với nhiều nguyên liệu và phương pháp ngâm khác nhau tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi lựa chọn rượu để ngâm gừng, bạn nên chọn mua sản phẩm từ các địa chỉ uy tín để tránh mua phải rượu giả hoặc rượu kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.

Nên ngâm rượu gừng bằng chum sành hay bình thủy tinh ?

Ngâm rượu gừng bằng bình ngâm rượu sành, sứ hay gốm sứ mang lại nhiều lợi ích cho bạn hơn khi ngâm rượu bằng bình ngâm rượu thủy tinh. Các loại bình thủy tinh ngâm rượu hiện có bán nhiều trên thị trường, tại các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, loại bình ngâm rượu thủy tinh này chỉ có tác dụng làm đẹp, để trưng bày. Còn sản phẩm bình ngâm rượu, chum sành gốm sứ có mẫu mã đẹp vừa có thể trưng bày vừa có tác dụng tiêu trừ độc tố sinh ra của rượu trong quá trình ngâm (độc aldehit gây đau đầu, ngộ độc rượu). Ngoài ra, sản phẩm chum sành, gốm sứ, vò rượu sành còn là vật dụng ngâm rượu truyền thống xưa nay của người Việt, thể hiện được ý nghĩa văn hóa rất cao.

Bài liên quan

x