Làm thế nào để giúp các bà mẹ bầu giảm căng thẳng và thư giãn trong khi mang thai, đồng thời tránh nhức mỏi? Phương pháp massage bầu là lựa chọn phổ biến của nhiều bà bầu trong thời kỳ mang thai, với tác dụng giảm căng thẳng, đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe và có lợi cho thai nhi.
Tuy nhiên, có nhiều khuyến cáo về việc massage cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên, vì đây là giai đoạn mẹ bầu và thai nhi còn chưa ổn định. Việc massage trong giai đoạn này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Massage bầu chỉ nên được thực hiện cho các bà mẹ khỏe mạnh, bắt đầu từ tuần thứ 14 trở đi.
Massage bầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số lợi ích của massage bầu mà Chăm sóc Mẹ bé muốn chia sẻ đến bạn đọc.
Tăng cường sức đề kháng nhờ massage cho bà bầu
Việc mang thai là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ, không chỉ đánh dấu một sự kiện quan trọng và khởi đầu cho hành trình làm mẹ, mà còn bắt đầu với nhiều thay đổi về cơ thể và sức khỏe của bà bầu. Sự thay đổi nội tiết, tăng cân, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh, gây ra cảm giác mệt mỏi, nặng nề, đau nhức các vùng thắt lưng và phù chân cho các mẹ bầu.
Massage cho bà bầu có thể giúp cải thiện hệ tuần hoàn và khí huyết, giúp lưu thông tốt hơn, cung cấp lượng oxy lên đến 15% so với trước khi massage, giúp cho cơ thể của mẹ bầu trở nên thư thái và khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, massage bà bầu đòi hỏi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm và thực hiện các bài massage riêng biệt cho bà bầu phù hợp với thể trạng của mẹ bầu. Việc thực hiện massage bà bầu đúng cách sẽ hỗ trợ cho quá trình sau sinh, giúp giảm đau đớn khi lâm bồn và nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
Giảm tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai
Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong tử cung có thể tạo ra áp lực lên các mạch máu, gây ra sự giảm lưu thông máu trong cơ thể và dẫn đến hiện tượng phù nề. Điều này gây ra cảm giác nặng nhọc, tê bì và đau nhức ở vùng chân và bàn chân, được gọi là hiện tượng “xuống máu”. Việc massage cho bà bầu trong giai đoạn này có thể kích thích mô mềm và cải thiện lưu thông máu, giảm những cơn đau mỏi do phù nề gây ra.
Ngoài ra, massage bà bầu còn có thể giúp giảm triệu chứng chuột rút cơ bắp, co thắt bất ngờ và giảm tình trạng căng cơ vùng khớp xương do chịu áp lực trọng lượng lớn.
Tạo cảm giác vui vẻ cho bà bầu, phòng ngừa trầm cảm trong và sau sinh
Massage bà bầu là một khoảng thời gian để các bà mẹ bầu được nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc sức khỏe chu đáo. Thông qua các động tác massage và xoa bóp, cơ thể người mẹ sẽ được kích thích giải phóng endorphin – chất làm hưng phấn, giúp tạo ra cảm giác vui vẻ và sảng khoái. Việc thường xuyên massage bà bầu sẽ giúp cho bà mẹ bầu luôn cảm thấy vui vẻ, dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc hơn, đồng thời giúp giảm những cảm giác nhức mỏi và tâm trạng stress do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ.
Tạo cảm giác ăn ngon miệng, giảm triệu chứng nghén
Sau khi được massage bầu, cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và giúp mẹ bầu thư giãn. Tâm trạng của người mẹ sẽ được cải thiện, cảm giác vui vẻ và phấn chấn sẽ được kích thích. Ngoài ra, việc massage bầu thường xuyên cũng có thể giúp giảm tình trạng ốm nghén và buồn nôn, từ đó giúp bà mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn uống.
Giảm tình trạng táo bón
Trong thời kỳ thai kỳ, sự thay đổi cơ thể kết hợp với chế độ ăn và bổ sung dinh dưỡng như canxi, sắt và vitamin có thể dẫn đến tình trạng táo bón và khó đi ngoài cho nhiều bà mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện nếu bà mẹ kết hợp liệu pháp massage thường xuyên với chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các thực phẩm xanh như rau, hoa quả tươi, và uống đủ nước.
Giúp cho sự phát triển của thai nhi
Tâm trạng của mẹ bầu có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Việc massage bầu không chỉ giúp người mẹ thư thái, mà còn truyền năng lượng tích cực đến thai nhi trong bụng, giúp em bé thư giãn, ngủ ngon hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc massage bầu thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhanh hơn và quá trình sinh nở sẽ nhanh và giảm đau hơn.
Cải thiện triệu chứng đau dây thần kinh
Trong những tháng cuối thai kỳ, áp lực của tử cung lên vùng xương hông và xương chậu có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy và áp lực dây thần kinh. Việc massage nhẹ nhàng tại các vùng đau này sẽ giải phóng sự tắc nghẽn, căng thẳng trên vùng cơ lân cận, làm cho bà mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt khó chịu do những cơn đau lưng, đau cơ do dây thần kinh bị chèn ép.
Lưu ý khi massage bà bầu cần biết
Massage cho bà bầu đòi hỏi những yếu tố kỹ thuật và nhiều lưu ý đặc biệt trước khi thực hiện. Các bà bầu cần nắm rõ những điều sau để quá trình massage đạt hiệu quả tốt nhất:
- Massage bầu chỉ nên là những động tác nhẹ nhàng, xoa nhẹ để giảm đau nhức.
- Không nên massage vùng bụng và vùng thắt lưng khi mang thai.
- Không nên massage cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên của thai kì vì thời điểm này thai nhi chưa ổn định, dễ sảy ra tình trạng xảy thai.
- Thời gian massage bầu không nên quá dài và nhiều lần trong ngày.
- Massage cho bà bầu tuyệt đối không được bấm huyệt.
- Những tĩnh mạch bị giãn nên được xoa nhẹ lướt xung quanh.
- Bà bầu nên chọn những cơ sở uy tín, có liệu trình massage chuyên dành cho bà bầu.
- Trong quá trình massage bầu, nếu cảm thấy nôn nao, khó chịu hoặc triệu chứng khác thường nào khác, nên dừng massage.
- Các mẹ bầu nên massage sau khi ăn xong khoảng 2 giờ. Với các mẹ bầu đang bị tiểu đường, nên ăn một bữa ăn nhẹ như cháo, vài lát bánh mì trước khi mát xa bầu.
Hành trình mang thai và sinh con là một hành trình đầy khó khăn nhưng cũng ngập tràn hạnh phúc của người phụ nữ. Chúng ta cần nâng niu và dành sự quan tâm chăm sóc tốt nhất đến mẹ bầu để cả mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Để làm được điều này, bà mẹ hãy lựa chọn những địa chỉ chuyên nghiệp massage bầu để được tư vấn và hướng dẫn, chọn lựa những liệu trình phù hợp thể trạng và những trị liệu viên kinh nghiệm nhất để có trải nghiệm thú vị và đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bà mẹ đang mang thai hoàn toàn có thể tham khảo các động tác massage cho bà bầu nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật với sự giúp đỡ của người thân.
Chăm sóc Mẹ bé chúc các mẹ bầu giữ gìn sức khỏe thật tốt và chúc em bé phát triển khỏe mạnh.