Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp bé có những giấc ngủ ngon, phát triển bình thường, khỏe mạnh, toàn diện. Dưới đây là một số lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà cả bố mẹ cần phải biết để bảo vệ con yêu của mình, ba mẹ cùng Chăm sóc Mẹ Bé tìm hiểu nhé!
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ – Chăm sóc trẻ sơ sinh
Giấc ngủ của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần sau này của bé. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách chăm sóc tốt giấc ngủ cho bé yêu nhà mình, Nên nhớ rằng, thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là từ 18 đến 20 giờ một ngày.
- Tư thế ngủ: Cần tránh cho bé nằm sấp. Tất cả nghiên cứu giấc ngủ của trẻ đều cho thấy tư thế nằm sấp làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Thực tế cho thấy, trẻ sơ sinh chưa đủ khả năng xoay người hoặc nhổm dậy khi gặp vấn đề như bị ngạt, gối đè… Vì vậy, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa. Nằm ngửa giúp khuôn mặt bé thoải mái, dễ hô hấp và tránh cho bé nguy cơ bị ngạt trong chăn gối. Từ tháng thứ 6 trở về sau, bé đã biết nhổm đầu, lật nghiêng sang một bê, tuy nhiên, đừng lo lắng nếu bé xoay người khi ngủ vì điều đó có nghĩa là bé đã có đủ sức để lựa chọn tư thế ngủ tốt nhất cho mình.
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ thường hay rung lắc hoặc đưa võng nhằm giúp bé ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé bị tổn thương.
- Môi trường xung quanh: Tuyệt đối không có khói thuốc lá. Khói thuốc lá gây ra các vấn đề về hô hấp và bệnh viêm phế quản, đặc biệt là các bé sơ sinh chưa có sức đề kháng cao thì khả năng mắc các bệnh về hô hấp cao hơn gấp nhiều lần so với người lớn. Vì vậy, các ông bố trẻ cần đặc biệt chú ý vấn đề này.
Ngoài ra, bạn cần giữ nhiệt độ trong phòng ngủ của bé từ 26 độ C trở lên. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé, ngược lại, nếu quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp.
- Luyện tập giấc ngủ cho bé: Bên cạnh việc chú ý tư thế ngủ, môi trường và nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ thì luyện tập để bé tự ngủ cũng là cách chăm sóc bé yêu nhà bạn. Đặc biệt, điều này sẽ giúp các ông bố dễ dàng hơn khi ru con ngủ thay vợ. Từ 2 tuần tuổi, bạn hãy bắt tay vào thiết lập thói quen ngủ cho trẻ. Cách tốt nhất để tạo thói quen ngủ cho trẻ là ban ngày, cho trẻ ăn trước và chờ trẻ nằm chơi một lúc đến khi cơn buồn ngủ của bé bắt đầu kéo đến. Vào buổi tối, bạn có thể âu yếm, chơi với con hay kể một vài câu chuyện, hát ru… để giúp bé ngủ dễ dàng hơn.
Chăm sóc vệ sinh cho bé
Không chỉ học cách chăm sóc giấc ngủ cho bé, các ông bố bà mẹ cần biết cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ từ cách tắm, vệ sinh mũi và tai cho đến việc cắt móng tay, chân cho bé.
Trước tiên, tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon. Bạn cần lưu ý:
- Với những bé chưa rụng rốn: Bạn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé.
- Đối với bé đã rụng rốn: Bạn có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Chú ý, khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.
- Bên cạnh đó, để có thể tắm cho bé một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt đầu. Tuyệt đối cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi con bạn khi đang tắm rửa cho bé.
- Biết cách vệ sinh mũi và tai cho bé cũng giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé mà chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai. Bởi vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.
- Tương tự, không nên để móng tay, chân bé quá dài vì bé sẽ tự cào xước da mình. Vì vậy, bạn cần vệ cắt móng tay, chân khi dài. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm sẽ giúp bạn cắt dễ dàng hơn.
- Ngoài những cách chăm sóc giấc ngủ, vệ sinh cơ thể bé, bố mẹ cũng cần biết thêm những “mẹo chăm sóc này” sẽ không làm con phát triển như ý muốn, cụ thể: cắt lông mi cho bé để mi dài và dày hơn, bôi thứ gì thật cay vào ngón tay trẻ để bé thôi mút tay hoặc cứ để bé khóc mệt rồi ngủ thiếp đi hay nên cho bé uống nước thay vì uống sữa vào ban đêm… Vì vậy, hãy thật tỉnh táo và tự tin khi chăm sóc trẻ. Nếu bạn còn lúng túng về cách xử trí những vấn đề của trẻ hay cách chăm sóc bé ở từng độ tuổi nhất định, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa và tham khảo những nguồn kiến thức có cơ sở khoa học bạn nhé.
Chăm sóc Mẹ Bé cảm ơn sự quan tâm và đón nhận của các mẹ.