logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm

Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi

Chăm sóc bé sơ sinh vốn đã rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó không thể lơ là việc chăm sóc mẹ sau sinh. Đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên sau sinh, hơn ai hết mẹ cần được chăm sóc thật sự cẩn thận để sức khoẻ mau hồi phục và chuẩn bị năng lượng sẵn sàng để vượt qua rất nhiều khó khăn ở vai trò làm mẹ thiêng liêng mà cao quý.

Chăm sóc mẹ sau sinh có tính quyết định quan trọng tới việc phục hồi của sản phụ, và đặc biệt là sức khoẻ sau này. Vì vậy, hơn ai hết mẹ cần hết sức chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ để cơ thể mau phục hồi và bảo đảm sức khỏe về lâu dài sau này các mẹ nhé!

Bạn luôn luôn cần một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe sau sinh ngay cả khi quá trình chuyển dạ và sinh con diễn ra nhanh, dễ dàng . Bởi sau 9 tháng mang thai và sinh nở vất vả đã vắt kiệt sức, cũng như gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể mẹ.

Sau này sức khỏe của bạn sẽ yếu đi rất nhiều nếu không có thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, bồi bổ, chữa lành các tổn thương trong quá trình này gây ra.

Vậy mẹ phải chăm sóc sau sinh như thế nào cho đúng cách?

Những biến đổi của cơ thể phụ nữ sau khi sinh

Dưới đây là những thay đổi cơ bản, dễ xảy ra ở phụ nữ sau sinh, mẹ và gia đình cần lưu ý để chăm sóc mẹ sau sinh và giữ gìn sức khỏe một cách tốt nhất nhé:

Giảm cân ngay

Trong ngay giai đoạn sau sinh, hầu hết phụ nữ sẽ giảm khoảng 5,5kg ngay. 5,5kg này sẽ bao gồm khoảng 3-4kg trọng lượng em bé và cộng với 0,5-1kg trọng lượng nhau thai, gần 1kg máu và nước ối. Vào mẹ cũng đừng quá lo lắng khi vào những ngày cuối của tuần đầu sau sinh, bạn còn có thể giảm thêm khoảng 2kg nữa nhờ cơ thể lúc này không còn tình trạng bị tích nước nữa.

Tuy nhiên, để mẹ có thể lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai, nhất là phần bụng thì mẹ cần phải có một sự nỗ lực tập luyện và chế độ ăn hợp lý khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có nhiều mẹ còn mất đến vài năm.

Có máu thải ra từ tử cung

Tình trạng này sẽ xảy ra sau khi em bé ra đời, lúc này những tế bào tạo lớp đệm tử cung của mẹ bắt đầu bong và trôi ra khỏi âm đạo gọi là sản dịch. Sản dịch có lẫn máu, màu đỏ tươi như kinh nguyệt, sau đó sẽ nhạt màu dần và cuối cùng là có màu trắng hoặc vàng trước khi hết hẳn hiện tượng này. Sản dịch thường rỉ ra ngoài tử cung trong vòng khoảng 2 tuần nên các mẹ không nên lo lắng, sợ hãi.

Tâm trạng không ổn định

Nhiều bà mẹ sinh con so (sinh con lần đầu) mắc phải chứng “u buồn sau sinh” đặc biệt là trong giai đoạn một hoặc hai tuần đầu sau sinh. Triệu chứng này xuất hiện khiến sản phụ trở lên buồn rầu, chán nản, kiệt sức, mất ngủ hoặc cảm thấy bế tắc và lo âu.

Bên cạnh đó, khẩu vị cũng mẹ cũng có sự thay đổi, mẹ có thể muốn ăn nhiều hơn hoặc ít hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng quá vì sự thay đổi cảm xúc thất thường này thường sẽ chỉ biến mất trong vòng 2-3 tuần. Các mẹ chú ý đến sức khoẻ của mình nhé!

Mẹ sau sinh khi nào nên đến bệnh viện?

Sau khi sinh mẹ càng cần để ý đến sức khoẻ mình nhiều hơn, nếu sản phụ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm dưới đây thì phải đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:

Chảy máu âm đạo nhiều bất thường

Đây có thể coi là hiện tượng các triệu chứng xuất huyết hậu sản rất nguy hiểm tới sức khoẻ của mẹ. Nếu không được để ý và chữa trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ.

  • Dịch chảy ra và thấm ướt một miếng băng vệ sinh trong chưa tới một giờ
  • Dịch có lẫn máu cục lớn, chảy máu đỏ tươi trong bốn ngày hoặc nhiều hơn sau khi sinh
  • Sốc, choáng váng
  • Suy nhược
  • Tim đập nhanh, thở nông hoặc thở gấp
  • Ớn lạnh
  • Mất ngủ triền miên
  • Rối loạn, hoảng loạn về tinh thần

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là hiện tượng nguy hiểm không những khiến cơ thể người mẹ bị đau đớn, kiệt sức bên cạnh đó cũng có thể gặp nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Thông thường các triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản mẹ cần chú ý bao gồm:

  • Sốt
  • Đau bụng dưới
  • Chất bài tiết có mùi hôi khó chịu (dấu hiệu viêm màng trong dạ con)
  • Khi đi tiểu sẽ khó, tiểu buốt, nước tiểu vẩn đục hoặc có lẫn máu (dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu)
  • Tấy đỏ, đau, chảy mủ hoặc sưng xung quanh vết thương (vết rạch sinh mổ, rạch âm hộ hoặc vết rách)
  • Một bên ngực bị đau tức, bên cạnh căng cứng còn tấy đỏ kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ hay mệt mỏi và có thể đau đầu (dấu hiệu viêm vú, nhiễm trùng vú)

Trầm cảm

Đây là căn bệnh mà các mẹ sau sinh rất dễ mắc phải. Trầm cảm không chỉ khiến phụ nữ sau sinh mất ngủ mà còn dễ hành động dại dột gây nguy hiểm để các cơ thể mẹ và bé con sau sinh. Hiện tượng này còn gây mất sữa cho mẹ, không có sữa cho con bú, khi không may mắc phải các mẹ cần được giải toả và điều trị tâm lý kịp thời. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh mẹ nên chú ý như:

  • Mất ngủ
  • Có những suy nghĩ tiêu cực muốn làm hại em bé
  • Khóc ròng kéo dài trong vài ngày, tâm trạng suy sụp
  • Có cảm giác hoảng sợ hoặc luôn luôn oán hận một sự việc hay một người nào đó.

Các cách chăm sóc mẹ sau sinh thường để mau phục hồi

Cuộc sống của mẹ vốn đã bận rộn với quỹ thời gian 24 giờ, mẹ luôn là người phụ nữ ” giỏi việc nước, đảm việc nhà “, nhưng kể từ khi có thêm bé quỹ thời gian ít ỏi để mẹ nghỉ ngơi thư giãn càng trở lên eo hẹp, mẹ khó có thể thực hiện cùng lúc nhiều việc. Tuy nhiên, mẹ có thể lựa chọn thông minh vài việc và tập trung thực hiện để cải thiện tâm lý cũng như sức khỏe sau sinh như sau:

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ)

Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng nhưng bên cạnh đó, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là mạch đập, huyết áp và nhiệt độ, những điều này phản ánh trực tiếp và rõ ràng nhất tình trạng và nhu cầu sức khoẻ của mẹ sau sinh

Nếu không thể tự theo dõi, ngoài việc mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng thì việc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà để có thể theo dỗi và khắc phục những vấn đề về sức khỏe sau sinh kịp thời cũng là sự lựa chọn tối ưu đối với mẹ và gia đình.

Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch

Như đã chia sẻ ở trế, sản dịch sau sinh thường kéo dài khoảng 7 ngày và có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt vào những ngày tiếp theo. Thông thường, sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần.

Và nếu như mẹ lo lắng không biết sau sinh bao lâu thì có thể có kinh trở lại thì câu trả lời cho mẹ là sau khi hết sản dịch. Có nghĩa là mẹ có thể có kinh trở lại như thường kỳ sau khi sinh bé được 4 tuần. Mẹ cũng cần lưu ý biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh các mẹ nhé!

Bên cạnh đó, nếu tử cung mẹ bị co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau và khi tình trạng trở nặng thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay các mẹ nhé!

Chăm sóc sau sinh cho nhũ hoa

Chắc hẳn các mẹ cũng tìm hiểu và cũng biết trong thời gian cho con bú, vú bị căng sữa liên tục khiến ngực mẹ biến dạng. Bên cạnh đó, nhiều chị em chưa biết cách cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm.

Vì thế bên cạnh chăm sóc cho bé, đảm bảo bé được ăn no thì chị em cũng nên chú ý đến việc chăm sóc vòng 1 của mình và luôn đảm bảo cho bé bú đều 2 bên vú. Ngoài ra, massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú để giúp tiết sữa nhanh hơn cũng là sự lựa chọn tối ưu cho các mẹ.

Chăm sóc sau sinh cho vùng kín

Đối với các mẹ sinh quá trình sinh thường, cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp. Bác sĩ có thể rạch khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) để hỗ trợ cho việc chuyển dạ thành công.

Và điều tất yếu là sau quá trình sinh thường, khu vực bị rạch trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau sinh nên có thể gây đau khi bạn ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi.

Để làm giảm sưng, đau hay giảm ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, một vài gợi ý chăm sóc mẹ sau sinh thường sau có thể sẽ giúp ích cho các mẹ:

  • Đá lạnh: Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh, hãy chườm một túi nước đá vào khu vực sinh môn.
  • Nước ấm: Vệ sinh bằng nước muối ấm sẽ là lựa chọn hữu hiệu
  • Nghỉ ngơi: Mẹ đừng nằm ngửa mà hãy nằm nghiêng vì tư thể này tốt hơn và có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn. Mẹ hãy nghỉ ngời và cố gắng hạn chế không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Bài tập Kegel: Thực hiện bài tập Kegel sẽ giúp mẹ tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu và 10 giây sau đó, thả lỏng. Mẹ cố gắng duy trì và lặp lại 20 lần. Với bài tập này các mẹ có thể luyện tập bất kỳ lúc nào.
  • Giữ vệ sinh: Luôn giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo bằng cách thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4 tiếng một lần.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng cần mặc quần áo thoải mái và nên giữ chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống đủ nước để đảm bảo ruột mềm, đi tiêu đầy đủ.

Nếu quá trình chăm sóc mẹ sau sinh tốt thì vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hoàn toàn sau 2-3 tuần, mẹ phục hồi cảm giác ban đầu và quan hệ vợ chồng cũng có thể trở lại sau 2 tháng sinh em bé.

Ngược lại, nếu chăm sóc vùng kín không chu đáo, người mẹ có thể gặp phải một trong những vấn đề như vết thương bị nhiễm khuẩn, có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa, có mùi hôi khó chịu, khí hư (huyết trắng), viêm nấm, đau rát khi “yêu”.

Vì thế, chăm sóc vùng kín là vấn đề chăm sóc quan trọng, mẹ không nên lơ là việc chăm sóc vùng kín sau sinh đặc biệt là trong vòng 1 tháng sau khi sinh các mẹ nhé!

Theo dõi đại, tiểu tiện

Sự ảnh hưởng của bài liệu oxytocin làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – tê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Chính vì điều này mà khiến mẹ rất dễ bí tiểu sau sinh hoặc tăng trương lực ở bàng quang.

Nếu mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh có can thiệp thì trường hợp bí tiểu thường dễ xảy ra. Nếu không may trường hợp bí tiểu lâu xảy ra, ít đau thì mẹ có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang và không thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng không nên có.

Khi chăm sóc phụ nữ sau khi sinh, nếu thấy mẹ bé bị táo bón thì hãy cho mẹ bé ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, xoa nắn bụng và đặc biệt cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Và nếu tình trạng vẫn diễn biến xấu, sau 3 ngày mà mẹ vẫn chưa thể đại tiện thì phải thụt tháo phân.

Tắm gội, vệ sinh cơ thể

Đây là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Rất nhiều chị em thắc mắc làm sao để chăm sóc mẹ sau sinh tốt nhất và có cần kiêng tắm sau sinh trong tháng đầu tiên không?  Theo truyền thông thì hiện này vẫn có rất nhiều gia đình theo truyền thống mẹ kiêng tắm trong tháng đầu tiên để giữ gìn sức khoẻ sau này, điều này có thật sự cần thiết?

Mẹ cần được biết là sau sinh cơ thể mẹ tiết ra rất nhiều mồ hôi chính vì vầy mà tắm rửa sạch là điều vô cùng cần thiết, nhất là vào mùa hè oi bức. Ngược lại nếu để lâu không tắm, cơ thể mẹ nhiễm khuẩn và có thể sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Tùy theo cơ địa của mỗi mẹ mà có thể tắm sau 1 hoặc 3 – 4 ngày sau sinh. Khi tắm, mẹ  cũng nên chú ý những điều sau:

  • Tắm nhanh chóng, không tắm bồn.
  • Tắm ở nơi kín gió để tránh bị cảm lạnh.
  • Dù mùa đông hay mùa hè oi bức thì cũng hãy tắm bằng nước ấm. Sau khi tắm xong phải mẹ phải lau người khô thật nhanh.
  • Gội đầu: mẹ không cần kiêng gội đầu sau sinh nhưng quá trình gội phải nhanh và sấy khô ngay sau đó.
  • Đánh răng: đây cũng là vấn đề mà có khá nhiều mẹ băn khoăn rằng sau sinh có nên đánh răng không? Thì chắc chắn không đánh răng thì là sai lầm hoàn toàn của các mẹ. Việc không đánh răng mỗi ngày có thể biến khoang miệng của mẹ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và nảy nở từ đó dẫn đến những vấn đề không hay về răng miệng như răng yếu, tê buốt, viêm nướu…
  • Mặc quần dài hay áo dài tay sau sinh là điều vô cùng cần thiết vì cơ thể mẹ  trong quá trình này rất dễ cảm lạnh.

Bên cạnh đó, cũng có một số mẹ thắc mắc rằng có được mặc áo cộc tay vào mùa nóng không? Thời tiết nắng nóng sẽ khiến mẹ khá khó chịu bởi vật mẹ có thể mặc áo cộc tay ở trong nhà để thoái mát. Nên chọn đồ bộ có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, sau sinh nếu có việc cần đi ra ngoài mẹ nên mặc áo dài tay nhé!

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ

Sinh mổ đỡ đau hơn sinh thường, có tính thẩm mỹ cao nên hiện nay đang được khá nhiều mẹ lựa chọn. Hầu hết các ca phẫu thuật này sẽ không quá phức tạp và mẹ có thể cắt chỉ sau 7 ngày sinh bé.

Và đương nhiên, dù mẹ chọn sinh theo phương pháp nào thì cũng cần đảm bảo sức khoẻ sau sinh. Theo các chuyên gia cách chăm sóc mẹ sinh mổ cũng tương tự như sinh thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những điểm mẹ nhất định phải chú ý để đảm bảo cơ thể nhanh chóng phục hồi, tránh được những biến chứng có thể xảy ra sau sinh các mẹ nhé!

Những điểm mà mẹ cần chú ý khi chăm sóc mẹ sau sinh mổ:

  • Nằm nghiêng và mẹ tuyệt đối không được kê gối trong suốt 6 tiếng kể từ sau khi sinh con
  • Mẹ không được ăn bất kỳ thứ gì( kể cả đồ ăn nhẹ) trong vòng 6 tiếng sau sinh
  • Sau 6 tiếng nghỉ ngơi thì mẹ mới bắt đầu cho con bú
  • Vài ngày sau quá trình sinh mẹ nên nằm nghiêng và dùng gối kê phía sau lưng
  • Chỉ nên ăn những đồ ăn mềm và lỏng
  • Bắt đầu tập vận động nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá sức
  • Chăm sóc vết mổ cẩn thận, tránh nhiễm trùng
  • Một tuần sau khi sinh mẹ nên uống nhiều nước ấm, kiêng lạnh
  • Ăn thức ăn nhẹ nhàng nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng như cháo trứng gà
  • Sau khi sinh con, đặc biệt là trong một tháng mẹ vẫn cần phải chú ý chăm sóc mình, không ăn đồ tanh hoặc ăn quá no mỗi bữa
  • Không nên trở lại làm việc sớm, nhất là những việc nặng nhọc
  • Rèn luyện cơ thể thường xuyên, tránh những động tác vận động mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh

Sau khi sinh con đặc biệt là những ngày đầu sau sinh, vấn đề dinh dưỡng sau khi sinh cho sản phụ cần được người thân đặc biệt chú ý. Thức ăn cho mẹ trong những ngày này cần phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa.

Để đảm bảo bạn có thể chọn các món ăn như cháo, mì, gạo, trứng gà để bồi bổ và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn trong chế độ chăm sóc mẹ sau sinh.

Đối với mẹ sinh mổ

Đối với các mẹ sinh mổ, khi chưa “đánh hơi” được dấu hiệu thông ruột thì mẹ chỉ nên ăn cháo loãng và đặc biệt không được ăn các loại thực phẩm sau:

  • Cháo thịt
  • Cháo cá
  • Cháo móng giò
  • Sữa tươi
  • Sữa đậu nành
  • Nước mía
  • Thực phẩm lên men
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Sau giai đoạn này khi đường ruột đã hồi phục và có thể đi đại tiện bình thường thì mẹ hoàn toàn có thể ăn ở chế độ ăn bình thường và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể một cách tốt nhất.

Đối với các mẹ sinh thường

Các mẹ sinh thường trong quá trình này có thể ăn đa dạng hơn. Các thực phẩm chăm sóc mẹ sau sinh lúc này có thể bao gồm:

  • Sữa
  • Các loại sinh tố
  • Cháo thịt
  • Cháo móng giò

Nếu bị rạch tầng sinh môn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ngày trong những ngày đầu sau sinh để cơ thể có thể thấy thoái mái nhất. Sau đó, dần dần bạn có thể ăn ở chế độ ăn bình thường.

Chăm sóc sau sinh đối với làn da và vóc dáng

Đây luôn là vấn đề nóng và được tất cả các mẹ quan tâm? Các mẹ sau sinh luôn ước ao làm sao có thể lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh nhất có thể đúng không ạ? Để chăm sóc mẹ sau sinh từ làn da đến vóc dáng sau sinh, hiện nay mẹ không chỉ một mình mày mò mà còn có thể đến những trung tâm dịch vụ chăm sóc sau mẹ sinh uy tín hoặc áp dụng các phương pháp tại nhà sau đây các mẹ nhes!

Chăm sóc da

Sau khi sinh xong tầm 10 ngày, mẹ có thể áp dụng ngay phương pháp làm đẹp da như:

  • Thoa nghệ tươi được hạ thổ trong vòng 1 tháng tiếp theo
  • Thoa cao bí đao
  • Đắp mặt nạ hồng hoa với nghệ và dầu oliu hoặc mặt nạ mật ong và dầu oliu nguyên chất từ thiên nhiên.

Chăm sóc bụng

Để giảm mỡ bụng và giúp bụng thon gọn sau sinh, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Cho nước nóng vào chai thủy tinh rồi dùng nhẹ nhàng lăn vùng bụng. Bạn hãy để vài lớp khăn trên bụng để không bị nóng quá. Đợi đến khi ước bớt nóng thì hãy bỏ bớt khăn ra. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi nước nguội để đem đến cho bạn kết quả bất ngờ.
  • Massage bụng bằng rượu ngâm nghệ
  • Uống tinh nghệ và mật ong để mau sạch sản dịch các mẹ nhé!

Bài liên quan

x