logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
Chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai (3) (1)

Chế độ dinh dưỡng – cách chăm sóc đặc biệt cho phụ nữ mang thai

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt 40 tuần của thai kỳ góp phần quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bé nhận chất dinh dưỡng từ mẹ và phát triển dựa vào nguồn năng lượng ấy, do vậy, để bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ bầu cần phải bổ sung đúng chất dinh dưỡng. Các mẹ cùng Chăm sóc Mẹ Bé tìm hiểu nhé!

Vai trò của dinh dưỡng hợp lý đối với phụ nữ mang thai – Chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình phát triển của thai nhi, dinh dưỡng của bé sẽ phụ thuộc vào dinh dưỡng của người mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai để cung cấp cho em bé. Việc có một chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai và trong quá trình 40 tuần mang thai đầy đủ sẽ giúp người mẹ và bé có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức khỏe để sinh con, hồi phục sau sinh sớm, có đủ sữa cho con bú.

Nếu mẹ có dinh dưỡng khi mang thai tốt sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thaisuy thai, chậm phát triển tâm thần, vận động.

Trẻ hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai
Trẻ hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai

Những nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thực hiện theo một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ bầu góp phần quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé. Muốn bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đúng.
  • Nói không với những thực phẩm có hại: Những thực phẩm có hại không tốt cho cả mẹ và bé. Gây những biến chứng có thể nguy hiểm cho bé và mẹ.
  • Không được ăn kiêng khi mang thai: Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé, việc giảm cân làm giảm cân nặng của cơ thể người mẹ và giảm hấp thu sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.Tuy nhiên, không phải bất cứ thứ gì mẹ bầu cũng nên ăn nhiều, bởi nhiều quá cũng gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai

Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai hay trong suốt quá trình mang thai là một điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:

  • Tăng thêm năng lượng: Mẹ bầu cần phải tăng thêm nhu cầu năng lượng, nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối cần 2550 Kcal/ngày.
  • Bổ sung đạm, chất béo: Bổ sung chất đạm tăng thêm 15g/ngày so với bình thường và chất béo chiếm 20% tổng năng lượng, khoảng 40g.
  • Bổ sung sắt: Sắt là một trong những khoáng chất cần có trong dinh dưỡng cho người mới mang thai. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh. Các thực phẩm chứa sắt gồm: thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, đậu đỗ, tiết.
  • Bổ sung Canxi: Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng canxi là 800- 1000mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
  • Bổ sung kẽm: Thiếu kẽm có thể gây vô sinh, sảy thai, sinh non … Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Kẽm có trong thịt, cá, hải sản.
Bổ sung đạm và chất béo trong thai kỳ
Bổ sung đạm và chất béo trong thai kỳ
  • Bổ sung iốt: Nếu thiếu iốt ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra có thể bị thiểu năng, liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm… Cá biển, sò, rong biển… là những thực phẩm có chứa Iốt; đồng thời phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh.
  • Bổ sung Axit Folic: Đây là vitamin không thể thiếu đối với dinh dưỡng khi mang thai của mẹ bầu. Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ, tăng dị tật ống thần kinh. Nguồn cung cấp axit folic cho mẹ bầu gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ….
  • Bổ sung Vitamin A: Là vitamin có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Vitamin có nhiều trong thức ăn tự nhiên như sữa, gan, trứng, rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống….
  • Vitamin B1, B2: Vitamin B1 giúp chuyển hoá gluxit, chống bệnh tê phù ở phụ nữ mang thai; vitamin B1 có trong ngũ cốc và các hạt họ đậu. Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu; vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu…
  • Vitamin C: Vitamin C là loại vitamin rất quan trọng trong dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai, bởi vitamin này giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, phòng chống thiếu máu, vì vậy bà bầu cần phải bổ sung vitamin C hằng ngày. Vitamin C chủ yếu có trong trái cây như: Ổi, cam, kiwi,…
  • Bổ sung Vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất canxi, phospho. Nếu phụ nữ mang thai thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ, thóp lâu liền. Vitamin D có nhiều trong phomat, cá, trứng, sữa,…

Xử lý một số vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng – Chế độ dinh dưỡng

Nôn ói thường xảy ra ở những tuần đầu thai kỳ
Nôn ói thường xảy ra ở những tuần đầu thai kỳ

Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt 40 tuần thai kỳ, mẹ bầu cũng cần phải chú ý một số vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng và xử lý đúng khi gặp phải như sau:

  • Khó tiêu, táo bón thai kỳ: Do sự phát triển của thai nhi nên áp lực của tử cung ngày càng lớn lên hệ tiêu hóa, do vậy mẹ bầu cần chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no trước khi đi ngủ, ăn chậm nhai kỹ và ngồi thẳng khi ăn. Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước (8 ly/ngày ~ 2 lít), ăn thức ăn có nhiều chất xơ.
  • Nôn ói: Tình trạng này thường xảy ra vào tuần 6-16 thai kỳ. Mẹ bầu nên tránh thức ăn có mùi nồng, dùng thức ăn có nhiều bột đường, ít chất béo. Sáng sớm ngủ dậy nên uống một ly nước nóng với bánh mì hoặc bánh quy.
  • Mệt mỏi: Phụ nữ có thai thường mệt mỏi do trọng lượng cơ thể tăng lên nhiều. Vì vậy nên làm việc theo khả năng, không được làm việc quá sức; tránh làm việc ở trên cao và ngâm mình dưới nước; vận động nhẹ nhàng; ngủ mỗi ngày ít nhất 8 giờ, nên ngủ trưa 30 phút đến 1 giờ; tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu; giữ môi trường sống trong lành, tránh khói thuốc lá, bụi.

Chăm sóc Mẹ Bé cảm ơn quý khách đã lắng nghe!

Bài liên quan

x