logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
chamsocmebe.vn - Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 0-6 Tháng (3)

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng

Lần đầu làm cha mẹ, điều làm bạn bối rối nhất chắc hẳn là vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách? Có thể bạn sẽ rất lo lắng khi có quá nhiều điều phải học và cần phải thích nghi sau khi sinh em bé. Thấu hiểu được điều đó, ở bài viết này Mẹ bé Hoàng Gia để đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi sao cho đúng cách nhất mẹ nhé!

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh mới chào đời

chamsocmebe.vn - Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 0-6 Tháng
chamsocmebe.vn – Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 0-6 Tháng

Sau khi đã trải qua quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày đầy vất vả, chuyển dạ và sau sinh thì giờ đây bạn đã sẵn sàng về nhà và bắt đầu cuộc sống với em bé của mình chưa? Niềm hạnh phúc dâng trào, tuy nhiên khi về nhà, bạn có thể cảm thấy như mình không biết phải làm gì? Và Mẹ bé Hoàng Gia ở đây sẽ cho bạn biết những điều cần biết về trẻ sơ sinh, đồng thời có thể giúp những bậc cha mẹ lần đầu tiên niếm trải cảm giác thiêng liêng này trong thời kỳ lo lắng nhất cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh – thiên thần bé bỏng của mình.

  • Em bé có thể trông hơi khôi hài một chút: Bố mẹ cùng đừng lo lắng khi thiên thần của mình khác xa với hình ảnh những đứa trẻ mũm mĩm mà ba mẹ thường thấy trên mọi trang bìa tạp chí, em bé khi mới sinh thường có khuôn mặt sưng húp và có đôi mắt thường nhắm nghiền. Nhưng chẳng bao lâu nữa đâu, đứa bé đó sẽ trở thành một em bé xinh đẹp như tưởng tượng của bạn.
  • Lần đầu tiên em bé đi phân su: Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, phân của bé sẽ bao gồm phân su, đó là một chất dính màu xanh lục đen lót trong ruột của bé khi mang thai. Để làm sạch nó, ba mẹ hãy lau mông của bé bằng một miếng bông gòn nhúng nước. Trong trường hợp, nếu sau 2-3 ngày sau sinh mà bạn thấy em bé của bạn vẫn chưa đi ngoài phân su thì bạn ngay lập tức hãy báo cho bác sĩ khám và xử lý vấn đề này một cách kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu bất thường và có khả năng kèm theo các bệnh lý nguy hiểm, nên bố và mẹ trẻ nên lưu ý nhé!
  • Em bé sơ sinh không ngủ suốt đêm: Có thể bạn không biết, trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng thức giấc vào ban đêm nhiều như vào ban ngày bởi lý do dinh dưỡng. Sau khi sinh, em bé của bạn sẽ cần thức ăn để tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, bụng và dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn còn rất nhỏ vì vậy một cữ bú chỉ giúp bé hấp thụ đủ dinh dưỡng cho vài giờ và sau đó bé cần một cữ bú khác để tiếp tục hấp thụ dinh dưỡng. Nên khi vào ban đêm, bạn hãy tập thích nghi với vấn đề bé nhà bạn sẽ dậy thường xuyên vào ban đêm với chu kỳ cứ sau hai đến ba giờ một lần để bú trong những ngày đầu này bạn nhé.
  • Da của trẻ sơ sinh có thể bong tróc: Sau khi chào đời, việc bé tiếp xúc đột ngột với không khí có thể tàn phá làn da nhạy cảm của bé và làm cho da bé bị khô. Sang khoảng ngày thứ hai hoặc thứ ba, bạn có thể nhận thấy da của bé nhà bạn có thể trở nên bong tróc khi bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Nhưng bạn đừng lo lắng bởi điều này sẽ tự khắc phục trong thời gian ngắn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các cách chăm da trẻ sơ sinh bị khô da.
  • Em bé sơ sinh có thể sẽ khóc rất nhiều: Khóc là cách duy nhất của bé để giao tiếp với bạn và biểu thị cơ thể và tâm trạng của bé. Vì vậy, hãy mong đợi thật nhiều vào điều đó. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy điều này sẽ hơi quá sức vì không hiểu được cảm xúc của bé, bạn sẽ băn khoản lúc nào trẻ sẽ khóc khi đói, nóng hoặc lạnh, mệt mỏi hay khi nào sẽ cảm thấy cô đơn,… Sau một thời gian, bạn sẽ tìm ra cách phản ứng với từng loại tiếng khóc.

Cách chăm sóc trẻ mới sinh mới lọt lòng từ A – Z

chamsocmebe.vn - Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 0-6 Tháng
chamsocmebe.vn – Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 0-6 Tháng

Chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào cho đúng cách, có khó không là câu hỏi mà nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Việc chăm sóc trẻ mới sinh thực ra cũng không quá khó khăn hay phức tạp như trong tưởng tượng của những ông bố, bà mẹ đặc biệt là những ông bố bà mẹ lần đầu “lên chức”. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể “nắm lòng” những cách chăm sóc bé một cách tốt nhất và làm cho quá trình này trở nên đơn giản nhất.

Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách – Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0- 6 tháng tuổi

Với những bé mới sinh, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất được khuyến cáo các ông bố bà mẹ làm theo là bế bé cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng bế bé làm sao để vừa có thể giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng mà bụng bé sẽ ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ. Với những bé từ 3-5 tháng tuổi, khi bé đã cứng cáp hơn mẹ có thể thử bế bé theo hướng thẳng đứng. Tuy nhiên, tư thế này bế này không nên để quá lâu mẹ nhé.

Với những bé từ 6 tháng tuổi trở đi, khi hệ xương của bé đã cứng cáp hơn nhiều, mẹ đã có thể bế bé theo nhiều tư thế khác nhau. Tuy nhiên, có một điều mẹ nên lưu ý là tuyệt đối không được bế ngang hông trẻ để tránh ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ khi lớn lên, mẹ nhé!

Cách cho bé sơ sinh bú đúng cách – Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0- 6 tháng tuổi

Dạ dày của trẻ sơ sinh lúc này rất nhỏ, chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ khoảng 2-3 tiếng bé sẽ đói và đòi bú một lần. Tùy từng trường hợp mà bé sẽ bú nhiều hơn hoặc ít hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bé đói bởi một bé sẽ có những dấu hiệu khác nhau: Một số bé khóc có thể rất to nhưng một số khác lại chỉ mút tay, chép môi hay quay đầu tìm sữa mẹ…

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, có thể bạn không biết là trẻ sơ sinh có thể sẽ giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể. Đây là điều hoàn toàn bình thường nên bạn không cần lo lắng bởi trọng lượng này là do bé thải phân su (chất cặn bã tích tụ trong bụng khi bé ở trong tử cung của mẹ). Mẹ đừng vì thấy bé nhà mình giảm cân mà hoảng hay cố ép bé bú nhiều hơn lượng sữa bé cần mỗi ngày mẹ nhé. Có điều mẹ nên nhớ là dạ dày của bé rất nhỏ, bé không đói hay có khả năng bú nhiều như mẹ nghĩ đâu.

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí có bé có thể ngủ mà quên ăn. Nên để tránh bé đói mà bị hạ đường huyết thì mẹ cứ cách 2-3 tiếng thì hãy đánh thức bé dậy bú. Khi đánh thức bé, mẹ cũng chú ý tuyệt đối không nên lay người bé, vì như thế có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của bé. Mà thay vào đó, mẹ nên cù chân nhẹ nhàng để bé thức giấc. Đặc biệt là mẹ tuyệt đối không để bé yêu vừa ngủ vừa bú, và không được bú khi nằm vì như thế sẽ khiến bé bị sặc, cực kỳ nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh cũng cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu tích tụ trong bụng. Theo Parenting, cách đơn giản nhất để cho bé có thể ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình đồng thời một tay đỡ mông chân bé và tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.

Bé sơ sinh cũng rất hay bị nấc. Đây có thể coi là hiện tượng bình thường của bé trong giai đoạn này bởi các cơ quan của bé chưa được hoàn thiện như người trưởng thành. Hiện tượng nôn trớ cũng vậy, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nhé. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý, nếu hiện tượng bé bị nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện.

Cách cho bé mới lọt lòng bú thông thường gồm 2 bước đơn giản sau

  • Bước 1: Sau khi mẹ vệ sinh đầu vú bằng khăn sạch và nước ấm, mẹ nhẹ nhàng ôm bé vào lòng sao cho mũi bé ngang với núm vú. Lưu ý, nên bế trẻ để ngực bé áp vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ. Đây chính xác mới là tư thế cho con bú đúng, mẹ nên lưu ý nhé!
  • Bước 2: Sau quá trình nên mẹ nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm vào mũi bé, kích thích cho bé mở miệng. Và ngay khi bé mở to miệng, mẹ vòng tay xuống dưới người bé đồng thời đỡ phần lưng và vai để ôm sát bé vào người. Cố gắng hãy cho bé ngậm cả quầng vú mẹ.

Bao lâu thì nên thay tã cho trẻ sơ sinh?

Trung bình, sau 4 giờ, trẻ cần được thay tã một lần, bất kể là tã bé có bẩn hay không. Nếu kiểm tra tã của trẻ còn “sạch” thì mẹ cũng nên thay tã cho bé trong vòng 4 tiếng/lần để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bé, đồng thời tất nhiên nếu bé “tè dầm” hay làm ướt tã thì sẽ giúp bé yêu tránh được những vết bẩn có thể bám vào da bé.

Đặc biệt là trong những tháng đầu đời của bé, thời gian thay tã cho bé cần được rút ngắn hơn nữa, cụ thể là 2-3 tiếng mẹ nên thay cho bé một chiếc tã mới.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản

Ngay tuần đầu tiên khi mẹ con ta gặp nhau, con đã có thể đi tiêu từ 8-12 lần một ngày, lúc đầu là phân su có màu xanh sau đó sẽ thay đổi màu sắc tùy vào chế độ ăn của mẹ. Vì bé đi tiêu nhiều như thế nên mẹ phải chuẩn bị ít nhất từ 8-12 chiếc tã một ngày. Nếu không được thay tã kịp thời, thì làn da mỏng manh của con sẽ bị tổn thương từ đó dẫn đến nhiễm trùng các bộ phận nhạy cảm, nhất là khi không may mẹ sử dụng các loại tã dán cho con bị kém chất lượng.

Mẹ nên chọn đúng loại tã “xịn sò” có tác dụng nâng niu làn da mỏng manh của con yêu.

Việc thay tã cho trẻ sơ sinh cũng rất đơn giản. Sau khi tháo tã cũ và vệ sinh sạch sẽ phần mông và vùng kín của bé bằng khăn ướt, mẹ dùng 1 bàn tay nâng chân bé lên và sau đó đặt tã sạch dưới mông bé. Lõi thấm hút chất lỏng nên được chạm vào da bé đồng thời phần cạnh trên của tã nên ở vị trí giữa lưng bé. Sau đó, một tay mẹ giữ tã trên người bé, tay kia mở phần tai dán và dán lên mặt trước tã. Cuối cùng, hãy cố định tai dán hai bên và kiểm tra lại để chắc chắn tã vừa vặn với cơ thể bé để bé có thể cảm thấy thoái mái nhất.

Cách tắm cho trẻ mới sinh

Trẻ sơ sinh không nhất thiết phải tắm mỗi ngày. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể vệ sinh người cho bé bằng khăn sạch và nước ấm. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bé không cần tắm, khoảng 2-3 ngày, mẹ hay người thân có thể tắm cho bé 1 lần. Khi tắm, bạn cần chú ý vệ sinh cơ thể bé ở những phần có nhiều nếp gấp da như cổ, nách, chân, sau gáy, bẹn…và cẩn thận vùng rốn cho bé.

Sau khi tắm xong, cần lưu ý các bước sau cần phải diễn ra nhanh chóng nhằm giữ ấm cho bé như lau khô người bé bằng khăn bông mềm, mặc nhanh quần áo cho bé, nhỏ mắt mũi, lau tai và xoa dầu. Trong quá trình khi tắm cho bé, mẹ hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để biết cách chăm sóc phần rốn này cho đến khi nó rụng một cách tự nhiên, tránh nhiễm trùng cho bé trong khoảng 10 ngày mẹ nhé!

Cách xoa bóp và massage cho trẻ mới sinh

Massage trẻ cho thiên thần bé nhỏ lúc mới sinh là một sự tương tác tuyệt vời, tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Quá trình này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ với những công dụng như sau:

  • Giúp bé thư giãn, thoái mái
  • Giúp cho quá trình phát triển của bé cảm nhận được sự yên tâm và tin cậy đối với cha mẹ.
  • Massage còn có thể giúp cải thiện giấc ngủ của bé, giúp bé ngủ ngon hơn.
  • Giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cải thiện quá trình lưu thông máu và tình trạng da.
  • Massage cho bé còn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé.
  • Massage cũng có thể giúp cho trẻ sơ sinh giảm thiểu đáng kể các triệu chứng như đau bụng và trào ngược.

Hiện nay, tại nhiều bệnh viện, nhà văn hóa và trung tâm hộ sinh có mở các khóa học về massage trẻ sơ sinh tại nhà, mẹ có thể tìm hiểu và đăng ký tham dự mẹ nhé! Bên cạnh đó, dịch vụ massage cho bé bên Mẹ bé Hoàng Gia cũng là sự lựa chọn tối ưu cho mẹ.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh làm cho đúng cách luôn là vấn đề mà nhiều mẹ quan tâm, Đây vốn là một trong số những phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sơ sinh vì thế nên mẹ cần đặc biệt chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên mà không có bất kỳ tổn thương nào xảy ra với bé yêu nhà mình. Nếu mẹ không chú ý, rốn ở trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác gây nguy hiểm cho bé như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng,…

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh bạn nên lưu ý:

  • Luôn giữ cho rốn của trẻ làm sao để khô và sạch sẽ nhất có thể.
  • Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ phải rửa tay thật kỹ. Nếu không, vi khuẩn ở tay bạn khi tiếp xúc với rốn của bé có thể dẫn đến làm cho rốn của bé bị nhiễm trùng.
  • Trước khi cuống rốn bé khô và rụng, mẹ hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh mọi va chạm không đáng có tới rốn của trẻ.
  • Khi tắm cho bé, mẹ lưu ý tuyệt đối không để cuống rốn bé đụng nước, phải đảm bảo hoàn toàn khô ráo.
  • Hãy làm sạch vùng bụng và rốn của bé ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch vùng rốn của trẻ, mẹ nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước đun sôi để nguội và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sau khi vệ sinh rốn mẹ đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh. Và tuyệt đối đừng nên dụng bông gòn để lau vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, làm đau cho bé và có thể gây ra các biến chứng khác cho rốn.
  • Tuyệt đối không sử dụng nước thơm hay dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.

Trong khoảng thời gian từ 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, sau đó nếu bạn quan sát thấy có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé. Còn đối với trường hợp, rốn bị rơi rụng, hiện tượng chảy máu có thể xảy ra ở một số bé. Điều này khiến cha mẹ bé sẽ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây có thể là hiện tượng hết sức bình thường nên bố mẹ hãy yên tâm nhé. Sau khi rốn đã rụng, 5-10 ngày là khoảng thời gian cần thiết để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này

Cách cho trẻ sơ sinh ngủ – Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0- 6 tháng tuổi

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là đặc biệt quan trọng. Nếu bé bị thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Thông thường, trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ ngủ từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày, mẹ và người nhà nên lưu ý để đảm bảo và điều chỉnh để bé có giấc ngủ tốt và hiệu quả nhất các mẹ nhé!

Bài liên quan

x