logobig

Giỏ hàng

0 item(s)

0 item(s)trong giỏ hàng
Tổng: 0
Contact Info
  • 0989 555 301
  • Số 37/1 Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Mon - Fri: 7am to 10pm
    Sat - Sun: 8am to 10pm
chamsocmebe.vn - Quá trình chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên sau sinh (1)

Quá trình chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên sau sinh

Các mẹ hay truyền tai nhau câu nói cửa sinh là cửa tử, cơ thể người phụ nữ sau khi trải qua quá trình sinh nở sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi và thiên thần nhỏ sau khi chào đời cũng phải cố gắng để thích nghi tốt nhất với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Chính vì vậy, trong tuần đầu tiên mẹ và bé càng phải nhận được nhiều sự quan tâm, chăm sóc nên nếu được hưởng sự quan tâm, chăm sóc đúng chuẩn thì sẽ càng giúp mẹ và trẻ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Đặc biệt quá trình chăm sóc mẹ và bé trong thời điểm này cũng phải đảm bảo những yêu cầu nhất định. Thông qua bài viết này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hướng dẫn chăm sóc trẻ trong tuần đầu tiên sau sinh – Quá trình chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên sau sinh

Chăm sóc trẻ trong tuần đầu tiên sau sinh là vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của bé. Quá trình chăm sóc này thường bao gồm tình trạng bú mẹ, giấc ngủ, toàn trạng, tiểu tiện, đại tiện.

Chăm sóc trong 24 giờ đầu tiên – Quá trình chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên sau sinh

Giai đoạn tháng đầu tiên sau sinh còn thường được gọi là giai đoạn chu sinh của trẻ, bởi đây là khoảng thời gian rất quan trọng. Giai đoạn này sẽ tạo tiền đề để trẻ phát triển sau này nên trẻ càng phải được quan tâm và chăm sóc tốt. Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sính, nếu sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định thì nên để trẻ được da kề da với mẹ để thắt chặt kết nối mẫu tử và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn trong quá trình thích nghi với cuộc sống bên ngoài, đặc biệt là đối với những bé sinh non thiếu tháng.

Mẹ sẽ ngạc nhiên khi biết chỉ trong vòng 1 tiếng đầu sau sinh thì bé con đã có phản xạ tìm và mút vú mẹ, nên nếu trẻ bị cách ly lâu với mẹ thì phản xạ này sẽ mất dần đi. Và nếu trong quá trình quan sát mẹ thấy rốn bình thường và không bị sưng tấy thì mẹ chỉ cần lau xung quanh rốn của trẻ bằng khăn xô sạch nhúng nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội.

Mọi việc chăm sóc sau sinh con trong khoản thời gian này sẽ nhờ cậy vào người thân bởi sức khoẻ của mẹ trong ngày đầu tiên sau sinh còn rất yếu. Lúc này, mẹ cần được theo dõi tình trạng huyết áp, mạch và ra máu sản dịch đảm bảo sức khỏe luôn trong tình trạng tốt và ổn định nhất.

Ngày thứ 2 sau sinh

Sang ngày thứ 2, lúc này trẻ cũng có một chút thay đổi nhỏ so với 24 giờ đầu. Mẹ đừng ngạc nhiên khi có những lúc trẻ sẽ không ngủ nữa mà sẽ mở mắt nhìn chăm chăm vào mặt người đối diện, tuy nhiên lúc này em bé của bạn mới chỉ nhìn được trong khoảng từ 15 – 25cm thôi và bé sẽ bắt đầu có xu hướng khóc nhiều và đòi bú mẹ. Mẹ sẽ có thắc mắc khi tại sao bé lại đòi bú nhiều như thế? Liệu lúc nào trẻ mới thực sự đói. Thì để đảm bảo trẻ luôn no thì mẹ lưu ý cứ cách khoảng 2 tiếng cho trẻ bú một lần và hãy nhớ cho trẻ bú đúng tư thế để tránh sặc sữa mẹ nhé! Trong thời điểm này dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ nên chỉ cần cho trẻ bú theo nhu cầu là đủ.

Trong quá trình chăm sóc sau sinh con đến ngày thứ 2 thì bên cạnh việc cho ăn, mẹ cũng cần chú ý đến tã của trẻ vì lúc này trẻ có thể làm ướt tã nhiều hơn, khi bị ướt quá thì có khi bé sẽ khóc nên mẹ và người thân xung quanh hãy để ý và thay tã cho bé thường xuyên để bé luôn trong trạng thái thoái mái nhất nhé!

Ngày thứ 3 sau sinh

Đến ngày thứ 3 sau sinh, trẻ có thể có những biểu hiện cụ thể giúp mẹ có thể biết được rằng trẻ đang bị đói như khóc hoặc dúi đầu vào ngực của mẹ….trẻ cũng sẽ ti mẹ nhịp nhàng và sâu hơn. Và đặc biệt trẻ sẽ vui hơn khi được gần gũi với mẹ thì bởi trẻ đã quen được mẹ cưng nựng và nhận ra mẹ bởi giọng nói ngọt ngào từ những tháng ngày bé còn nằm trong bụng mẹ.

Ngày này do trẻ đã ăn được nhiều hơn nên việc đi tiêu, đi tiểu cũng sẽ nhiều hơn, phân su cũng đã hết và thay vào đó có thể là phân nhớt vàng, trong giai đoạn chu sinh này thì mẹ trung bình mỗi ngày cần thay cho bé khoảng 4 chiếc tã.

Đồng thời, việc tắm rửa cho bé trong thời gian này là cần thiết bên cạnh việc sẽ giúp bé thư giãn và thoải mái hơn thì quá trình tắm rửa đồng thời kết hợp việc massage cho trẻ trước khi tắm thể là phương pháp tối ưu giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Chăm sóc ngày thứ 4 và ngày thứ 5

Vào ngày thứ 4 và ngày thứ 5 trong giai đoạn chu sinh, động tác bú mẹ của bé đã thuần thục hơn rất nhiều và đồng thời lực bú cũng sẽ mạnh hơn, được nhiều sữa hơn. Mẹ nên cho trẻ bú đều cả 2 bên và duy trì mỗi cữ bú 30 phút để giúp tăng tiết sữa.

Nhưng cũng bởi trẻ bú nhiều nên cũng có nhu cầu vệ sinh nhiều nên mẹ cũng cần chú ý thay tã cho trẻ thường xuyên sau mỗi 2 tiếng, phân của trẻ lúc này sẽ có màu vàng hoa cà hoa cải lẫn nhớt, khi lâu rửa vệ sinh cho trẻ thì cần dùng nước sạch để tránh viêm nhiễm trong tuần đầu sau sinh các mẹ nhé!

Ngoài ra, trong giai đoạn nảy thiên thần nhỏ của mẹ cũng cần được tắm mỗi ngày và nên chọn thời điểm có nhiệt độ cao nhất để đảm bảo sức khoẻ cho bé.

Ngày thứ 6 và ngày thứ 7

Khi bước sang ngày thứ 6 và ngày thứ 7, lúc này dạ dày của trẻ đã phát triển hơn, trẻ cần được tăng cữ bú từ 60 – 90ml. Mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý đón nhận bởi lúc này trẻ có thể bị đảo lộn giấc ngủ so với thông thường và có khi trẻ sẽ “ngủ ngày cày đêm” . Giai đoạn này mẹ sẽ khá vất vả khi thích nghi cùng bé trong tuần đầu sau sinh.

Mẹ cũng đừng sợ bé bén hơi hay không chịu rời mẹ mà không bế bé mẹ nhé! Đặc biệt là khi trẻ quấy khóc, mẹ nên bế trẻ lên và ôm ấp vỗ về, trao cho bé sự an toàn. Lúc này bé con còn quá nhỏ và sợ hãi với những thay đổi bên ngoài nên rất cần có mẹ ở bên.

Trẻ vẫn đi tiêu đều đặn mỗi ngày, tuy nhiên nếu mẹ quan sát thấy phân của trẻ cứng và 2 – 3 ngày mới đi một lần mẹ và người nhà thì hãy xem lại khẩu phần dinh dưỡng của mẹ bé và thay đổi cho phù hợp nhé!

Sang đến ngày thứ 7, rốn của trẻ cũng đã bắt đầu khô dần và nên duy trì việc vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Mẹ cũng đừng lo lắng khi bé nhà mình chưa rụng rốn bởi một số trẻ có thể bị rụng rốn chỉ trong tuần đầu sau sinh, tuy nhiên cũng có trẻ kéo dài đến 15 ngày, nếu thấy rốn bé sang ngày thứ 7 mà vẫn chưa khô và rỉ nước, sưng tấy đỏ thì mẹ nên cho trẻ đi khám để được xử lý kịp thời vì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng rốn, mẹ không nên chủ quan.

Chăm sóc bà mẹ trong tuần đầu sau sinh – Quá trình chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên sau sinh

Chỉ chăm sóc bé yêu là chưa đủ, trong một tuần sau khi sinh mẹ cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc bà mẹ trong tuần đầu tiên sau sinh phải bao gồm những điều sau: Chế độ ăn uống hàng ngày, sức khỏe chung, tình trạng sốt, có rỉ nước hoặc són phân không, đại tiện và tiểu tiện, có đau bụng và sản dịch như nào, tình trạng đau, tiết sữa, vú cương, có đủ sữa hay không, trạng thái tinh thần như thế nào…

Như các mẹ đã biết, các bà mẹ cũng cần được chăm sóc sau sinh, được hướng dẫn vệ sinh cơ thể hàng ngày để tránh viêm nhiễm đúng cách và sớm lấy lại được sức khoẻ tốt nhất. Mẹ có thể tắm nhanh bằng nước ấm sau từ 2 -3 ngày sau sinh, Bên cạnh đó chú ý chăm sóc vú để có thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là điều vô cùng quan trọng, tránh làm tia sữa bị tắc, nếu không may xảy ra tình trạng này thì  mẹ cần xử lý ngay để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm vú, áp xe vú,..

Trong khoảng thời gian chu sinh này, mẹ lưu ý tuyệt đối không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn hay nước uống gì khác. Vết khâu tầng sinh môn nếu có thì cần phải rửa sạch âm hộ sau khi đi đại tiện và tiểu tiện rồi thấm khô.

Sau khi sinh thì mẹ cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý, không cần phải quá kiêng khem hay lo nghĩ mà mẹ hãy ăn uống làm sao phải đảm bảo đủ các chất cho cơ thể và đồng thời đủ dinh dưỡng để có sữa cho con bú. Bên cạnh đó, ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày là vô cùng quan trọng, mẹ cần nhờ người nhà trông bé để đảm bảo điều này.

Dù là sinh bằng phương pháp sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng cần phải vận động đi lại sớm sau khi sinh, để cơ thể nhanh chóng phục hồi và nếu mẹ có bất kỳ vấn đề tâm lý nào thì hãy chia sẻ với mọi người để có thể giải tỏa tâm trạng, luôn giữ tâm trạng mình ở trạng thái vui vẻ, lạc quan các mẹ nhé. Trong tuần đầu sau sinh mẹ  cũng nên khám lại để đảm bảo sức khỏe an toàn.

Trong trường hợp mà mẹ gặp khó khăn khi cho con bú thì cần có người hướng dẫn để mẹ có thể cho con bú đúng cách.

Sau giai đoạn này, công việc chăm sóc sau sinh của cả mẹ và trẻ cần được thực hiện bởi người thân của sản phụ bởi trong tuần đầu tiên thì cả sức khỏe và tâm lý của mẹ và con đều chưa thể trở lại bình thường. Chăm sóc người mẹ sau sinh mổ nói riêng và sau sinh nói chung là một quá trình quan trọng và liên tục đồng thời việc tái khám sau sinh mổ là điều cần thiết để đảm bảo được sức khỏe của người mẹ.

Viện Mẹ bé Hoàng Gia là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm đảm bảo sẽ mang đến cho mẹ và bé những dịch vụ hài lòng nhất để mẹ và bé luôn trong trạng thái tốt nhất, mẹ khoẻ, con ngoan.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Mẹ bé Hoàng Gia cảm ơn mẹ và bé đã tin yêu!

Bài liên quan

x