Những kiểu sốt ở trẻ em
Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, đôi khi trẻ bị vi trùng xâm nhập vào bên trong cơ thể thì sốt sẽ như một phản ứng tốt của cơ thể. “Nếu sốt không làm cho em bé chán ăn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của cơ thể, không làm trẻ khó chịu thì người ta sẽ không trị sốt mà sẽ để nguyên. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi hơn“, theo TS Dũng giải thích.
Từ xưa đến nay, ông cha ta thường quan niệm việc trẻ sốt cao kèm theo co giật là do trẻ bị bại não. Nhưng có những trường hợp sốt cao khiến trẻ khó chịu, chán ăn rồi mới lên cơn co giật và tím tái cơ thể. Nhưng có thể khi đi khám, các bác sỹ sẽ kết luận rằng co giật là do sốt cao. Lúc này mẹ hãy yên tâm vì đây là co giật lành tính.
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc khám và hỗ trợ chăm sóc, điều trị cho rất nhiều bệnh nhân. Từ đó ông nhận thấy rằng co giật lành tính sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Bởi vậy cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc tùy tiện. Thay vào đó cần có sự đồng ý của các bác sỹ chuyên khoa.
Nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nào?
Bởi vậy khi thấy trẻ sốt cao, việc cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến bệnh viện. Phòng trường hợp mẹ chưa có kinh nghiệm sẽ không biết xử lý như thế nào trong các tình huống đặc biệt. Bên cạnh đó tuyệt đối không quấn quần áo, khăn, tránh trường hợp trẻ bị ngột.
5 điều cấm kỵ mà cha mẹ cần biết khi trẻ bị sốt
Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, cha mẹ Việt Nam thường mắc phải những lỗi mà đáng lẽ cần phải kiêng kị. Dưới đây là những điều cấm kỵ mà cha mẹ cần biết khi trẻ bị sốt:
- Chườm lạnh
Đây được xem là biện pháp mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng dùng khi thấy con sốt. Nhưng theo TS Dũng thì cách này không những không có tác dụng mà thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hay viêm phôi thì việc chườm lạnh sẽ chỉ khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không được dùng đá chườm. Vì điều này có thể khiến trẻ bị bỏng lạnh, dẫn đến suy hô hấp.
- Đóng kín các cửa và lỗ thông gió
Khi thấy con bị sốt, chắc hẳn việc đầu tiên mà cha mẹ làm là đắp chăn ấm, đóng kín cửa và lỗ thông gió. Tuy nhiên theo TS Dũng thì cách làm này sẽ chỉ khiến cho bệnh tình của trẻ nặng thêm.
Tốt nhât nên mở cửa và thông gió để không khí được lưu thông. Việc này sẽ giúp trẻ dần hết cảm giác rét, giúp cơ thể ấm dần lên.
- Dán miếng hạ sốt
Thay vì dán miếng hạ sốt, cha mẹ nên lau toàn thân cho trẻ bằng khăn ấm. Đặc biệt là ở các vùng trán, bẹn, nách và nên thay khăn 2 – 3 phút/lần.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ chỉ mới sốt dưới 38.5 độ
Trong trường hợp trẻ chỉ bị sốt nhẹ thì không cần cởi quần áo. Chỉ cần uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn là đã có thể hạ sốt mà không cần dùng đến thuốc hạ sốt.
Khi trẻ sốt dười 38.5 độ mà đã cho trẻ uống thuốc sẽ càng gây khó khăn cho các bác sỹ trong quá trình thăm khám.
- Ăn kiêng
Trong thời gian trẻ bị sốt thì cần đăch biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuyệt đối không được để trẻ uống Oresol và ăn uống thiếu chất. Đây chính là nguy cơ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng, lâu khỏi bệnh.
Nên làm gì khi trẻ bị co giật?
Trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến co giật. Và lúc này việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và đợi trẻ qua cơn co giật. Sau đó cơ thể và cằm sẽ mềm ra. Khi ấy nên dùng miêng vải hoặc khăn tay chèn vào miệng trẻ để phòng cơn. Sau đó hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Chăm sóc trẻ là một quá trình vô cùng khó khăn và lâu dài. Để chuẩn bị những kiến thức thật tốt và sẵn sàng làm mẹ sau sinh nở thì các bà bầu nên tìm hiểu kỹ lưỡng. Và đừng quên theo dõi Chăm Sóc Mẹ Bé mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin bổ ích nào bạn nhé!